Bài làm:
Bài Anh đi anh nhớ quê nhà vốn là sáng tác của Á Nam Trần Tuấn Khải, một nhà thơ đầu thế kỉ XX; sau này được dân gian hóa mà thành ca dao. Cả bài chỉ vẻn vẹn bốn câu, lời lẽ giản dị tưởng chừng dễ hiểu. Thế nhưng trong thực tế, đã có ít nhất hai cách hiểu khác nhau rõ rệt và cả hai cách hiểu đó đều có cơ sở và lí do tồn tại.Ca dao tục ngữ nằm trong kho tàng dân gian nước ta. Nó phản ánh ước mơ, những nỗi niềm sâu xa, những tâm tư tình cảm của những người nông dân thời xưa. Ca dao, tục ngữ thường được viết theo thể thơ lục bát vô cùng dễ đọc, dễ nhớ và dễ thuộc, nên được người dân nước ta yêu thích vô cùng.Bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà” là một bài ca dao ít ỏi mà có tên tác giả sáng tác đó chính là Á Nam Trần Tuấn Khải. Bài thơ này được ông sáng tác đầu thế kỷ XX đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc của người dân lúc đó, và nó vẫn được yêu thích cho tới mãi bây giờ. Cả bài thơ chỉ có vẻn vẹn bốn câu thơ. Nội dung chủ yếu thể hiện sự tương tư nhớ thương của người con trai đối với người con gái mình yêu thương, đối với quê hương thân yêu, khi phải xa quê hương của mình.
Người con trai khi đi xa quê, mới thấy nhớ tới món ăn truyền thống, tuy không phải sơn hà hải vị, chỉ là những món ăn nghèo nàn nhưng chứa chan tình cảm của những người thân thương nơi quê nhà. Người con trai cảm thấy nhớ người phụ nữ của đời mình, với hình ảnh quen thuộc, gần gũi là hình ảnh người phụ của mình phải chịu nữ dầm sương dãi nắng.
Anh đi anh nhà quê nhà,
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương.
Bài ca dao mở đầu bằng đại từ anh, lấy anh làm chủ thể với mục đích tập trung tất cả ý tình vào đó: Anh đang sống xa nhà và anh nhớ quê nhà.
Quê nhà không chỉ là đơn giản là quê và nhà mà nó còn mang ý nghĩa rộng hơn. Trong trái tim của mỗi chúng ta đều mang nặng tình quê ấy. Bởi vậy khi đi xa, nỗi nhớ càng thiết tha, sâu nặng:
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Đây là biểu hiện cụ thể của nỗi nhớ quê nhà. Cà dầm tương ăn với canh rau muống nấu cua đồng là món ăn quen thuộc của nông dân đồng bằng Bắc Bộ. Xa quê, nhớ tới mùi vị của những món ăn dân dã ấy, lòng người xao xuyến biết bao và ước mong được trở về sum họp với gia đình lại càng thêm da diết. Quê nhà với muôn ngàn cái tưởng như tầm thường: cây đa, bến nước, con đò, giậu mùng tơi xanh, luống cải hoa vàng rung rinh trong gió xuân dìu dịu; tiếng sáo diều vi vu ngân nga lúc chiều về; hương lúa chín nồng nàn khi mùa tới… nhưng vẫn khiến người ta thương nhớ đến quặn lòng.
Bài Anh đi anh nhớ là bài ca về tình quê hương, xứ sở. Yêu quê hương là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người: Quê hương nếu ai không nhớ, Sẽ không lớn nổi thành người (Đỗ Trung Quân). Mỗi người chúng ta đều có một quê hương, nhưng trong thời đại mới, ý nghĩa của hai tiếng quê hương đã được mở rộng hơn nhiều : trên khắp mọi miền đất nước, ở đâu có cuộc sống nghĩa tình, ở đó là quê hương. Dù vậy, bài ca dao trên muôn đời vẫn là cung đàn dịu ngọt cho mọi tấm lòng thiết tha gắn bó với quê hương, xứ sở.
Về cách hiểu thứ hai nếu ta coi đại từ phiếm chỉ ai trong hai câu cuối của bài ca dao là người bạn tình của chàng trai thì nỗi nhớ quê nhà gắn liền với nỗi nhớ người yêu. Cả hai nỗi nhớ, đều chân thực, thiết tha. Đó là nội dung mà bài ca dao muốn bày tỏ và nếu coi bài thơ là lời tâm sự trước lúc đi xa của chàng trai với cô gái thì có một điểm đặc biệt đáng chú ý là chàng trai chưa xa mà đã nhớ. Dường như cô gái cũng thiết tha muốn biết khi xa quê chàng trai sẽ nhớ những gì và nhớ những ai. Bốn câu ca dao với năm từ nhớ liên tiếp cho thấy chàng trai vừa giãi bày được lòng mình vừa đáp ứng nhu cầu của lòng bạn:
Anh đi anh nhớ quê nhà,
Ở câu thứ nhất, tuy nỗi nhớ còn chung chung, chưa cụ thể, nhưng cô gái cũng đã yên tâm và chứa chan hi vọng vì chàng trai xưng anh với cô rất ngọt ngào, thân thiết. Vả lại, khi đi xa, chắc chắn chàng trai sẽ rất nhớ quê nhà, vì ở đó có cô gái mà anh thầm yêu mến.
Đến câu thứ hai: Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương thì chàng trai đã cụ thể hóa nỗi nhớ quê nhà ở câu thứ nhất một cách rất tự nhiên. Canh rau muống, cà dầm tương là những món ăn quen thuộc của người nghèo, mấy ai xa quê mà không thèm, không nhớ? Nhưng nhớ quê nhà không lẽ chỉ nhớ có thê thôi ư? Cô gái dõi theo lời chàng trai rồi hồi hộp lắng nghe và chờ đợi.
Bài ca dao chỉ có 4 câu với những hình ảnh mộc mạc, dân dã nhưng đã thể hiện sinh động tình cảm gắn bó tha thiết đối với quê hương nên tác động sâu xa tới tâm hồn người đọc. Phải thật sự yêu mến quê hương, đất nước thì tác giả mới sáng tác được bài ca dao bình dị và thấm thía như vậy.
Bạn tham khảo nhé!!
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247