Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 1. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu...

1. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Năm Giáp Ngọ, có người ở thành Đông Quan vốn quen biết với Tử Văn, một buổi sớm đi ra ngoài cửa tây vài dặm, trôn

Câu hỏi :

1. Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Năm Giáp Ngọ, có người ở thành Đông Quan vốn quen biết với Tử Văn, một buổi sớm đi ra ngoài cửa tây vài dặm, trông thấy trong sương mù có xe ngựa đi đến ầm ầm, lại nghe có tiếng quát: - Người đi đường tránh xa, xe quan phán sự! Người ấy ngẩng đầu trông thì thấy, người ngồi trên xe chính là Tử Văn. Song Tử Văn chỉ thi lễ chắp tay chứ không nói một lời nào, rồi thoắt đã cưỡi gió mà biến mất. Đến nay con cháu Tử Văn vẫn còn, người ta truyền rằng đó là “nhà quan phán sự” ! Than ôi! Người ta thường nói: “ Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ không lo cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm? Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.” - ( Trích Chuyện chức phán sự đền Tản Viên-Tản Viên từ phán sự lục– trích Truyền kì mạn lục - Nguyễn Dữ,trang 60 sgk Ngữ văn 10,NXB GD 2011) Câu 1 . Đoạn trích trên tác giả Nguyễn Dữ đã bác bỏ quan niệm nào? Câu 2. Hãy chỉ ra yếu tố kì ảo của đoạn trích? Câu 3. Nguyễn Dữ nhận xét “Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người”. Anh(chị) có đồng ý với ý kiến đó không?( Trả lời bằng 01 đoạn văn ngắn từ 7- 10 dòng) 2. Về cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn và Diêm Vương có hai ý kiến sau: “Cuộc gặp gỡ giữa Tử Văn và Diêm Vương đã chứng minh chân lí “cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác”. “Cuộc gặp gỡ của Tử Văn và Diêm Vương đã mang đến cho Tử Văn chức quan phán sự để tiếp tục sự nghiệp chính nghĩa của mình”. Anh(chị) đồng ý với ý kiến nào? Vì sao ? 3.Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Hôm ấy, Tôn Càn theo lệnh Quan Công vào thành ra mắt Trương Phi, thi lễ xong, nói chuyện Huyền Đức đã bỏ Viên Thiệu sang Nhữ Nam, Vân Trường thì ở Hứa Đô vừa đưa hai phu nhân đến đây. Rồi mời Trương Phi ra đón. Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc. Tôn Càn thấy lạ nhưng không dám hỏi, cũng phải theo ra thành. Quan Công trông thấy Trương Phi ra, mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón. Trương Phi mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công. Quan Công giật mình, vội tránh mũi mâu, hỏi: – Hiền đệ cớ sao thế, há quên nghĩa vườn đào ru? Trương Phi hầm hầm quát: – Mày đã bội nghĩa còn mặt nào đến gặp tao nữa? Quan Công nói: – Ta làm sao mà bội nghĩa? Trương Phi nói: – Mày bỏ anh, hàng Tào Tháo được phong hầu phong tước, nay lại đến đây đánh lừa tao! Phen này tao quyết liều sống chết với mày. ( Trích Hồi trống Cổ Thành, SGK Ngữ văn 10,Trang 76,Tập II, NXBGD 2011) Câu 4. Phương thức biểu đạt chính của văn bản ? Câu 5.Nêu nội dung chính của văn bản? Câu 6. Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các động từ miêu tả hành động của nhân vật Trương Phi trong đoạn: Phi nghe xong…chạy lại đâm Quan Công. Câu 7.Chỉ ra và phân tích hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong câu văn: Trương Phi mắt tròn xoe râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công. Câu 8.Qua văn bản, anh (chị) thấy Trương Phi có tính cách như thế nào ? 9. Có ý kiến cho rằng :“ Nóng nảy và thô lỗ, tinh tế và biết điều; là hai nét tính cách đối lập, song ở đoạn truyện này, chúng lại xuất hiện trong cùng một nhân vật: Trương Phi”. Suy nghĩ của anh( chị) ?

Lời giải 1 :

1/ Câu chủ đề của văn bản: Hồi trống Cổ Thành vừa là tên gọi của trích đoạn vừa là một chi tiết văn bản như một nốt nhấn văn chương.

Người viết sử dụng thao tác diễn dịch .

Bản quyền bài viết này thuộc về https://vanhay.edu.vn. Mọi hành động sử dụng nội dung web xin vui lòng ghi rõ nguồn

2/ Phương thức biểu đạt của văn bản: nghị luận

3/ Biện pháp tu từ (về từ) trong văn bản:

– So sánh: Hồi trống Cổ Thành … vừa là một chi tiết văn bản như một nốt nhấn văn chương; Hòn đá thử vàng như một phép màu

– Ẩn dụ: Hòn đá thử vàng ( chỉ hành động đánh trống của Trương Phi và chém đầu Sái Dương của Quan Công)

Hiệu quả nghệ thuật: thông qua biện pháp tu từ so sánh và ẩn dụ, người viết đã làm cho lời văn bình giảng có tính gợi hình ảnh cụ thể, thấy được vẻ đẹp của Hồn trống Cổ Thành cũng như sức hấp dẫn trong nghệ thuật kể chuyện của La Quán Trung

4/ – Chi tiết thắt nút là chi tiết tạo tình huống khá căng thẳng do hàng loạt những sự kiện được tác giả tổ chức theo kiểu tăng tiến mức độ nóng bỏng và ngày càng siết chặt vòng vây.

– Chi tiết cởi nút là chi tiết khiến câu chuyện buộc phải tiến tới một kết thúc nào đó để giải quyết những mâu thuẫn dồn dập và đan xiết đã được tác giả khéo léo dàn dựng.

 

 

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247