A, MB
- giới thiệu câu tục ngữ: Một trong những câu tục ngữ nổi bật trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc Việt Nam đó chính là câu tục ngữ "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Trên thực tế, việc học đối với mỗi người đều có vai trò vô cùng quan trọng. Khi con người còn chịu khó học hỏi, quan sát thì lúc đó, chúng ta vẫn còn phát triển và tồn tại.
- Nhấn mạnh giá trị của câu tục ngữ: Và đối với học sinh thì giá trị khuyên nhủ của câu tục ngữ này còn có giá trị cao hơn nữa. Câu tục ngữ đã khuyên chúng ta phải học tập mọi thứ cơ bản, học từ những điều nhỏ nhặt nhất học đi
B, TB
1, giải thích câu tục ngữ:
- Câu tục ngữ với kết cấu bốn vế, được lặp từ "học" cho thấy sự nhấn mạnh của việc học hỏi, quan sát, tiếp thu tri thức. "Ăn, nói, gói, mở" là hình ảnh ẩn dụ cho những điều nhỏ nhặt, cơ bản mà ai cũng cần học trong cuộc sống.
- Đó có thể là những phép tắc ứng xử cơ bản trong đời sống hàng ngày, là những kỹ năng sống để giúp chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn,...
Tóm lại, câu tục ngữ có giá trị khuyên nhủ sâu sắc con người phải chịu khó hỏi hỏi từ những điều cơ bản nhất học đi. Và mỗi người đều phải trải qua quá trình học tập cơ bản trước khi có thể học những điều nâng cao và sâu sắc hơn.
2, Bàn luận câu tục ngữ:
- Lấy nước Nhật làm ví dụ, trẻ em Nhật Bản luôn được giáo dục về phép tắc ứng xử hàng ngày từ rất nhỏ. Các em ấy lớn lên bằng tình yêu dân tộc, tình yêu đất nước, tình yêu gia đình và có những nguyên tắc ứng xử vô cùng chuẩn mực từ những việc đơn giản hàng ngày như cách cầm đũa, cách cầm bát, khi về chào như thế nào, khi đi chào như thế nào,....
- Từng điều nhỏ nhặt trong nếp sống sinh hoạt hàng ngày đều cần được ăn sâu vào trong tiềm thức của các em học sinh. Khi mỗi em nhỏ đều có những kiến thức nền tảng cơ bản về phép đối nhân xử thế, sinh hoạt hàng ngày rồi thì các em mới có thể sẵn sàng cho việc học những thứ cao siêu hơn.
- Hơn nữa, nền giáo dục toàn dân cần đảm bảo sự cung cấp kiến thức sâu rộng cho mọi người dân ở mọi lĩnh vực sống cần thiết, để ai cũng có những kiến thức cơ bản để sinh tồn và phát triển tốt nhất. Vốn tri thức của con người cần được bồi đắp từ những thứ cơ bản cho đến sự tinh thông của mọi mặt lĩnh vực đời sống.
C, KB: Tổng kết giá trị câu tục ngữ
Tóm lại, câu tục ngữ "Học ăn, học nói, học gói, học mở" đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học đối với mỗi người. Ai cũng cần học những điều cơ bản trước khi có thể làm những điều lớn lao và cần liên tục mở rộng vốn tri thức và tầm hiểu biết của chính mình.
BÀI LÀM
Một trong những câu tục ngữ nổi bật trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc Việt Nam đó chính là câu tục ngữ "Học ăn, học nói, học gói, học mở". Trên thực tế, việc học đối với mỗi người đều có vai trò vô cùng quan trọng. Khi con người còn chịu khó học hỏi, quan sát thì lúc đó, chúng ta vẫn còn phát triển và tồn tại. Và đối với học sinh thì giá trị khuyên nhủ của câu tục ngữ này còn có giá trị cao hơn nữa. Câu tục ngữ đã khuyên chúng ta phải học tập mọi thứ cơ bản, học từ những điều nhỏ nhặt nhất học đi
Câu tục ngữ với kết cấu bốn vế, được lặp từ "học" cho thấy sự nhấn mạnh của việc học hỏi, quan sát, tiếp thu tri thức. "Ăn, nói, gói, mở" là hình ảnh ẩn dụ cho những điều nhỏ nhặt, cơ bản mà ai cũng cần học trong cuộc sống. Đó có thể là những phép tắc ứng xử cơ bản trong đời sống hàng ngày, là những kỹ năng sống để giúp chúng ta có một cuộc sống tốt đẹp hơn,... Tóm lại, câu tục ngữ có giá trị khuyên nhủ sâu sắc con người phải chịu khó hỏi hỏi từ những điều cơ bản nhất học đi. Và mỗi người đều phải trải qua quá trình học tập cơ bản trước khi có thể học những điều nâng cao và sâu sắc hơn.
Lấy nước Nhật làm ví dụ, trẻ em Nhật Bản luôn được giáo dục về phép tắc ứng xử hàng ngày từ rất nhỏ. Các em ấy lớn lên bằng tình yêu dân tộc, tình yêu đất nước, tình yêu gia đình và có những nguyên tắc ứng xử vô cùng chuẩn mực từ những việc đơn giản hàng ngày như cách cầm đũa, cách cầm bát, khi về chào như thế nào, khi đi chào như thế nào,.... Từng điều nhỏ nhặt trong nếp sống sinh hoạt hàng ngày đều cần được ăn sâu vào trong tiềm thức của các em học sinh. Khi mỗi em nhỏ đều có những kiến thức nền tảng cơ bản về phép đối nhân xử thế, sinh hoạt hàng ngày rồi thì các em mới có thể sẵn sàng cho việc học những thứ cao siêu hơn. Hơn nữa, nền giáo dục toàn dân cần đảm bảo sự cung cấp kiến thức sâu rộng cho mọi người dân ở mọi lĩnh vực sống cần thiết, để ai cũng có những kiến thức cơ bản để sinh tồn và phát triển tốt nhất. Vốn tri thức của con người cần được bồi đắp từ những thứ cơ bản cho đến sự tinh thông của mọi mặt lĩnh vực đời sống.
Tóm lại, câu tục ngữ "Học ăn, học nói, học gói, học mở" đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học đối với mỗi người. Ai cũng cần học những điều cơ bản trước khi có thể làm những điều lớn lao và cần liên tục mở rộng vốn tri thức và tầm hiểu biết của chính mình.
Mình viết thành đoạn văn mong bạn thông cảm.
Từ ngàn xưa, có thể nói ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giữa người với người. Trong ngôn ngữ thì tiếng nói có vai trò hết sức to lớn để mọi người giao tiếp với nhau. Có nhiều câu ca dao, tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của lời nói như: Lời nói gói vàng; Nói ngọt lọt đến xương; Lời nói chẳng mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau; Chim khôn kêu tiếng rảnh rang, Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe…Bằng kinh nghiệm đúc kết được trong quá trình ứng xử, giao tiếp, để nhấn mạnh sự cần thiết của việc học nói, ông cha ta đã khuyên nhủ con cháu: Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Trong cuộc sống hằng ngày, có rất nhiều điều con người phải học. Ăn là việc tưởng trừng dễ nhất, nhưng thực ra không dễ chút nào. Cách ăn uống phần nào thể hiện tính cách con người, cho nên muốn tỏ ra là người có văn hóa, chúng ta phải học ăn. Những bậc cha mẹ lúc kén con dâu thường xem xét rất kĩ về công, dung, ngôn, hạnh, mà cụ thể là đường ăn nết ở, lời nói, dáng đi sao cho đoan trang, khéo léo, dịu dàng, vừa mắt, vừa ý mọi người.
Muốn trở thành người tốt chúng ta phải học nhiều điều. Học nói có ý nghĩa rất lớn để con người tự hoàn thiện mình. Trong thực tế, vốn ngôn ngữ và cách sử dụng ngon ngữ của từng người có khác nhau. Nó thể hiện trình độ tư duy và năng lực làm việc của mỗi người.
Sự thật cho thấy, con đường nhanh nhất gây được thiện cảm với người mà mình giao tiếp thì không gì tốt hơn là lời nói. Mà muốn đạt hiệu quả cao trong giao tiếp thì trước hết người nói phải hiểu điều mình muốn nói và nói sao cho người nghe hiểu được điều đó. Thiếu vốn từ, người nói sẽ gặp khó khăn khi diễn đạt. Muốn nói năng được trôi chảy và chính xác, chúng ta phải học cách nói. Trước hết là phải nắm chắc vốn từ mình đã có bằng cách phải nhớ được nghĩa của từ và cách sử dụng từ đó.
Khi nói, ta phải chọn từ cho thích hợp. Khi giao tiếp, ta không chỉ dùng từ, dùng câu mà còn dùng đến đoạn, có khi dùng cả văn bản để trao đổi ý tưởng với mọi gười. Để giúp mọi người học nói được tốt, câu tục ngữ đã dùng hình ảnh học gói, học mở vừa cụ thể, vừa dễ hiểu. Muốn gói một món đồ, ta cần biết gói gì trước, gói gì sau, cũng như khi mở một món đồ, ta cần phải biết mở cái gì trước, mở cái gì sau. Vậy khi nói, ta cũng phải nên nghĩ xem nên nói điều gì trước, nói điều gì sau, luôn cân nhắc thận trọng, không nên bộp chộp, vội vàng.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247