Trang chủ Ngữ văn Lớp 11 đức tính lý lịch quan trọng hơn đức tính nhân...

đức tính lý lịch quan trọng hơn đức tính nhân văn câu hỏi 414593 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

đức tính lý lịch quan trọng hơn đức tính nhân văn

Lời giải 1 :

Gần đây tôi đã suy nghĩ về sự khác biệt giữa đức tính lí lịch và đức tính nhân văn. Đức tính lí lịch là những đức tính mà bạn liệt kê trong hồ sơ xin việc của bạn, những kĩ năng mà bạn sử dụng trong thị trường việc làm và giúp bạn thăng tiến trong sự nghiệp. Đức tính nhân văn là một thứ sâu sắc hơn. Đây là những đức tính được mọi người ca ngợi trong lễ tang của bạn, những thứ tồn tại như cái hồn của con người bạn-bạn tốt bụng, dũng cảm, thật thà hay chân thành hay được nhiều quý mến.

Hầu hết chúng ta sẽ nói rằng những đức tính nhân văn quan trọng hơn những đức tính lí lịch, nhưng tôi phải thú nhận rằng hầu hết cả đời mình tôi đã dành thời gian suy nghĩ về cái sau hơn là cái trước. Hệ thống giáo dục của chúng ta chắc chắc được định hướng xoay quanh đức tính lí lịch hơn là đức tính nhân văn. Những gì người ta nói ngoài đời cũng thế, giống như các bí quyết đầy mùi "đa cấp" trên các tạp chí, những cuốn sách dạy kĩ năng, kinh doanh, tâm lý...bán chạy nhất trên thị trường. Đa số chúng ta có các chiến lược rõ ràng để có thể thành công trong sự nghiệp hơn là những chiến lược để có thể rèn luyện một nhân cách tuyệt vời.

Một cuốn sách đã giúp tôi suy nghĩ sâu hơn về hai loại đức tính trên là cuốn “Lonely Man of Faith”, được viết bởi Rabbi Joseph Soloveitchik năm 1965. Soloveitchik ghi rằng có hai câu chuyện tạo hóa của loài người trong sách Sáng Thế và cho rằng chúng đại diện cho hai mặt đối lập về bản chất tự nhiên con người, cái mà ông gọi là Adam 1 và Adam 2.

Hiện đại hóa phân loại của Soloveichik một chút, chúng ta có thể nói rằng Adam 1 là những người định hướng nghề nghiệp, đại diện cho bản chất tham vọng. Adam 1 là một Adam hướng ngoại, tập trung vào xây dựng bản lý lịch. Adam 1 muốn gây dưng, sáng lập, tạo lập cơ đồ, khám phá mọi thứ. Anh ta muốn có một địa vị cao và giành được những chiến thắng.

Adam 2 là Adam hướng nội. Adam 2 muốn là hiện thân của những phẩm chất đạo đức. Adam 2 muốn có một nhân cách chân thật, một sự phân biện nhẹ nhàng nhưng rõ ràng giữa đúng và sai-không chỉ muốn làm một việc tốt, mà là một người tốt. Adam 2 muốn yêu chân thành, muốn hi sinh cái tôi để phục vụ cái ta, muốn sống tuân theo những chân lí siêu việt, muốn có một tâm hồn gắn kết, tôn vinh sự sáng tạo và những khả năng của chính bản thân mình.

Trong khi Adam 1 muốn chinh phục thế giới, Adam 2 muốn tuân theo tiếng gọi bên trong để phục vụ thế giới. Trong khi Adam 1 gây dựng và hưởng thụ những thành quả của mình, Adam 2 đôi khi lại lên án thành công và địa vị trần tục để hướng về một vài mục đích cao cả hơn. Trong khi Adam 1 hỏi cái này hoạt động như thế nào, Adam 2 hỏi tại sao cái này lại tồn tại và và chúng ta sống trên thế giới này rốt cuộc để làm gì. Trong khi Adam 1 muốn mạo hiểm khắp nơi, Adam 2 muốn trở về bản ngã của mình và tận hưởng bữa cơm gia đình đầm ấm. Trong khi triết lí của Adam 1 là “Thành công,” Adam 2 trải nghiệm cuộc sống như một hành trình đạo đức. Triết lí của Adam 2 là “Bác ái, yêu thương và cứu thế.”

Soloveitchik cho rằng chúng ta sống trong sự giằng co giữa 2 Adam. Adam hướng ngoại, uy nghiêm và Adam hướng nội, khiêm tốn, không thể hòa hợp với nhau hoàn toàn. Chúng ta sẽ mãi mãi bị cuốn trong sự tự đối đầu. Mọi người kêu gọi chúng ta phải sống sao cho thỏa mãn cả hai nhân cách, và phải nắm được nghệ thuật sống trong sự đối nghịch vĩnh viễn giữa hai bản chất tự nhiên này.

Cái khó của sự đối đầu này, tôi cho rằng, là Adam 1 và Adam 2 sống bởi những nguyên lí khác nhau. Adam 1- người luôn muốn gây dựng, sáng lập, khám phá- sống bởi nguyên lí lợi ích. Nó là nguyên lí của kinh tế học. Đầu vào dẫn tới đầu ra. Nỗ lực dẫn đến phần thưởng. Luyện tập dẫn đến hoàn hảo. Theo đuổi lợi ích cá nhân. Tối đa hóa lợi ích của bạn. Để lại thanh danh trên cuộc đời.

Adam 2 sống bằng nguyên lý ngược lại. Nó là nguyên lí đạo đức, không phải nguyên lí kinh tế. Bạn phải cho đi để nhận lại. Bạn phải đầu hàng những thứ ngoài tầm kiểm soát để có được sức mạnh bên trong bản thân. Bạn phải kiềm chế những ham muốn của mình để đạt được thứ bạn ao ước. Thành công dẫn đến sự thất bại lớn nhất, đó chính là tự phụ. Thất bại dẫn đến sự thành công lớn nhất, đó là sự khiêm nhường và luôn học hỏi. Để có thể thỏa mãn bản thân mình, bạn phải quên đi cái tôi. Để có thể tìm được chính mình, bạn phải đánh mất chính mình.

Để nuôi dưỡng được Adam 1 sự nghiệp, việc rèn luyện sức mạnh của bạn là một điều hợp lí. Để nuôi dưỡng Adam 2 đạo đức, việc đối đầu với điểm yếu của bạn là một điều cần thiết.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247