Lời giải 1 :
Ngâm khúc
Thể thơ trữ tình dài hơi thường được làm theo thể song thất lục bát để ngâm nga, than vãn, nhằm bộc lộ những tâm trạng, tình cảm buồn phiền, đau xót triền miên, day dứt. Vì thế thể ngâm còn được gọi là vãn hay thán. Ví dụ : Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm, Ai tư vẫn, Bần nữ thán, Tư tình khúc,…
Trong văn học Việt Nam, ngâm khúc giữ một vị trí khá quan trọng và đặc biệt phát triển mạnh trong giai đoạn từ giữa thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX, với những tác giả nổi tiếng như Đoàn Thị Điểm, Phan Huy ích, Nguyễn Gia Thiều, Cao Bá Nhạ,…
(Lê Bá Hán – Trần Đình sử – Nguyễn Khắc Phi (Chủ biên), Sđd)
PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
1. Chinh phụ ngâm khúc trong nguyên tác chữ Hán viết theo thể thơ khác, được Đoàn Thị Điểm diễn Nôm bằng thể song thất lục bát – một thể thơ do người Việt Nam sáng tạo, mở đầu bằng hai câu bảy chữ (song thất), tiếp đến hai câu 6 – 8 (lục bát), bốn câu tạo thành một khổ, số lượng khổ thơ không hạn định. Chữ cuối câu 7 trước vần với chữ thứ năm câu 7 sau, đều vần trắc. Chữ cuối câu 7 sau vần với chữ cuối câu 6, đều vần bằng. Chữ cuối câu 6 vần với chữ thứ sáu câu 8 đều vần bằng. Chữ cuối câu 8 lại vần với chữ thứ năm câu 7 trước của khổ tiếp theo, cũng vần bằng. Đoạn thơ dịch được trích cũng bắt đầu bằng hai câu bảy chữ theo quy tắc trên. Đoạn trích gồm 12 dòng thơ (từ câu 53 đến câu 64) trong tác phẩm, nói về tâm trạng cách xa vời vợi của người vợ ngay sau phút chia li : Chàng thì đi cõi xa mưa gió, Thiếp thì về buồng cũ chiếu chăn. Không chỉ dùng phép đối (chàng – thiếp, đi – về), tác giả còn dùng phép lặp quan hệ từ (thì) ở mỗi câu, so sánh và nhấn mạnh đến tuyệt đối hoá tính chất của sự chia biệt. Hơn nữa, các hình ảnh Tuôn màu mây biếc, trải ngần núi xanh như đẩy không gian rộng ra vô tận : người vừa chia cách đã như biệt vô âm tín.
Trong khổ thơ thứ hai, tác giả tiếp tục sử dụng phép đối ngữ (chàng – thiếp, ngảnh lại – trông sang), đảo địa danh (bến Tiêu Tương – cách Hàm Dương, cây Hàm Dương – cách Tiêu Tương), điệp từ,… để diễn tả nỗi sầu quay quắt của nhân vật trữ tình.
Nỗi sầu như thể nhân lên bất tận, trong khổ thơ thứ ba, điệp từ (cùng) được thể hiện ở dạng đồng hướng (chẳng thấy). Cái màu mây biếc, ngàn núi xanh vừa mới ở trên thoắt bây giờ đã chỉ thấy xanh xanh. Thấy mà không thấy, bởi vì cái màu sắc được điệp (và cũng là láy) ấy chỉ là những mấy ngàn dâu. Thêm một lần nữa, không chỉ lặp từ, mà còn kết hợp lặp với đảo ngữ : Ngân dâu xanh ngắt một màu, câu thơ diễn tả điều thấy ấy là vô vọng, và cuối cùng, một câu hỏi tu từ, hỏi chính là trả lời về nỗi sầu tràn ngập cả lòng chàng và ý thiếp.
2. Tưởng không cần phải nói nhiều về cú điệu trong Chinh phu ngâm. Ai ai cũng có thể nói rằng : dịch giả tập Chinh phụ ngâm đã vận dụng và đã lạm dụng lối “láy” chữ để xây dựng một bản nhạc sầu. Có khi lắp đi lắp lại một tiếng – một “từ tố” – để gây nên cái cảm giác đình trễ và dài dòng thích hợp với một tâm trạng dường như đang bị đọng lại trên khối sầu và không phát triển được. Cũng có lúc không những một chữ, mà cả một chuỗi tiếng, một chuỗi ý niệm dường như lai láng tràn trề xuống mãi mấy câu sau… để phu diễn một mối tâm tư triền miên, vấn vít như tơ vò, và vô hạn như những “khối sầu vạn cổ” của người yêu.
(Đặng Thai Mai, Giảng văn Chinh phụ ngâm,
Ấn thư tư tưởng Thanh Hoá, 1949)
VĂN BẢN ĐỌC THÊM
Đọc phần trước đoạn trích :
Thuở trời đất nổi cơn gió bụi,
Khách má hồng nhiều nỗi truân chuyên.
Xanh kia thăm thẳm từng trên,
Vì ai gây dựng cho nên nỗi này ?
Trông Tràng Thành lung lay bóng, nguyệt,
Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây,
Chín lần gươm báu trao tay,
Nửa đêm truyền hịch định ngày xuất chinh.
Nước thanh bình ba trăm năm cũ,
Áo nhung trao quan vũ từ đây !
Sứ trời sớm giục đường mây,
Phép công là trọng niềm tây sá nào.
Đường rong ruổi lưng đeo cung tiễn,
Buổi tiễn đưa lòng bận thê noa.
Bóng cờ tiếng trống xa xa
Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng.
Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt,
Xếp bút nghiên theo việc đao cung.
Thành liền mong tiến bệ rồng,
Thước gươm đã quyết chẳng dung giặc trời.
Chí làm trai dặm nghìn da ngựa,,
Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao.
Giã nhà đeo bức chiến bào,
Thét roi cầu Vị ào ào gió thu.
Ngòi đầu cầu nước trong như lọc,
Đường bên cầu cỏ mọc còn non.
Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,
Bộ khôn bằng ngưa, thuỷ khôn bằng thuyền.
Nước có chảy mà phiền khôn rửa,
Cỏ có thơm má dạ chẳng khuây.
Nhủ rồi tay lại cầm tay,
Bước đi một bước giây giây lại dừng.
Lòng thiếp tựa bóng trăng theo dõi,
Dạ chàng xa tìm cõi Thiên San.
Múa gươm rượu tiễn chưa tần,
Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo.
Săn Lâu Lan rằng theo Giới Tử,
Tới Man Khê bàn sự Phục Ba.
Áo chàng đỏ tưa ráng pha;
Ngưa chàng sắc ti-ắng như là tuyết in.
Tiếng nhạc ngựa lẫn chen tiếng trống.
Giáp mặt rồi phút bỗng chia tay.
Hà lương chia rẽ dường này,
Bên đường trông bóng cờ bay ngùi ngùi,
Quẫn trước đã gần ngoải doanh Liễu,
Kị sau còn khuất nẻo Tràng Dương.
Quân đưa chàng ruổi lên đường,
Liễu dương biết thiếp đoạn trường này chăng ?
Tiếng địch thổi nghe chừng đồng vọng,
Hàng cờ bay trông bóng phất phơ.
Dấu chàng theo lớp mây đưa,
Thiếp nhìn rặng núi ngẩn ngơ nỗi nhà…
(Đoàn Thị Điểm, trong Đặng Thai Mai, Giảng văn)
Gợi dẫn
Diễn biến tâm trạng của người chinh phụ theo bước chân tiễn chồng được thể hiện như thế nào ?
Đoạn trích gồm 12 dòng
Thảo luận