Thứ nhất, sau một thời gian dài nhà Trần nắm quyền trong tay đã bắt đầu đi vào rệu rã, thoái trào. Nó phát triển theo đúng quy luật “từ đỉnh cao đến thoái trào”. Bản thân họ không tự làm mới được mình mà cứ rập khuôn đi theo hình mẫu cũ nên lâu dần dẫn đến lạc hậu và gây cản trở cho sự phát triển xã hội.
Thứ hai, con cháu các vua Trần sau này đã không thực hiện đúng di huấn của tổ tiên mà xa đà vào ăn chơi, tửu sắc và lo xây dựng cung điện xa hoa, bỏ bê việc triều chính, để mặc đời sống của nhân dân. Điều ấy đã làm mệt nhọc sức dân, làm cho nhân dân rơi vào cảnh lầm than, đói khổ; nạn trộm cướp hoành hành, các nước lân bang đua nhau quấy phá biên giới….Các vua nhà Trần sau này còn tin dùng hoạn quan và để mặc cho chúng tung hoành thay vua lo việc triều chính, xa rời trung thần (đến Chu Văn An còn phải về ở ẩn). Chính vì vậy mà lòng tin của nhân dân đối với nhà Trần đã không còn nữa, sau khi một loạt các trung thần qua đời và xin về ở ẩn thì nhà Trần thực sự đã mục ruỗng, suy yếu đến tột độ và đi đến hồi suy vong.
Thứ ba, một nguyên nhân được cho là ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến sự suy yếu của nhà Trần. Đó là vận khí của nhà Trần đã hết.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247