Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Viết một đoạn văn ngắn về cảm nhận của em...

Viết một đoạn văn ngắn về cảm nhận của em qua 4 câu thơ đầu bài " Qua Đèo Ngang" câu hỏi 71220 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Viết một đoạn văn ngắn về cảm nhận của em qua 4 câu thơ đầu bài " Qua Đèo Ngang"

Lời giải 1 :

*Bạn tham khảo nha*

*Bài tham khảo:

"Bước qua đèo ngang, bóng xế tà

Cỏ cây chen lá, đá chen hoa"

  Qua hai câu thơ đầu tiên của bài thơ "Qua đèo ngang", bà Huyện Thanh Quan đã nói lên được khung cảnh ở đèo ngang hoang vắng, cây cỏ xum xuê, rậm rạp. Bằng biện pháp nghệ thuật liệt kê và điệp ngữ. Tác giả đã mang lại nơi đây một khung cảnh vắng vẻ, nhiều cây cỏ khi bà bước chân đến vào buổi chiều tối.

"Long khom dưới núi, tiều vài chú

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà"

   Nghệ thuật đảo ngữ, từ láy gợi hình đã mang lại cho hai câu thơ này thêm sức sống. Lấp ló người dân sống ở nơi hẻo lánh này. Hoạt động của chú tiểu là "lom khom", nói đến chú tiểu làm việc cần cù ở dưới núi. "Lác đác" chỉ những sự vật mới hoặc chỉ số ít. Tạo nên khung cảnh không còn vắng vẻ. 

Thảo luận

Lời giải 2 :

Em tham khảo dàn ý sau nhé:

MB:

- Giới thiệu về tác giả và tác phẩm

- Dẫn dắt vấn đề

TB:

- Hoàn cảnh sáng tác

- Bốn câu thơ đầu

*Hai câu đề:

- Thời điểm thi sĩ bước tới đèo Ngang: chiều tà

- Gợi tả cảnh quan con đèo

=> Thời điểm chiều tà có lợi thế khi gợi cảm giác vắng lặng, là lúc mong được sum họp, mong được trở về nhà. Qua đó bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả

* Hai câu thực:

- Cuộc sống và con người nơi đèo Ngang, cảnh vật có sự đối nhau.

- Các từ láy "lom khom", "lác đác" có tác dụng lớn trong việc gợi hình, gợi cảm và tô đậm vẻ hoang vắng, hiu quạnh.

KB:

Khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

Bài viết tham khảo:

Trong dòng văn thơ cổ Việt Nam có 2 nữ thi sĩ được nhiều người biết đến đó là Hồ Xuân Hương và bà Huyện Thanh Quan. Nếu như thơ văn của Hồ Xuân Hương sắc sảo, góc cạnh thì phong cách thơ của bà Huyện Thanh Quan lại trầm lắng, sâu kín, hoài cảm…Chẳng vậy mà khi đọc bài thơ “Qua Đèo Ngang ” người đọc có thể thấu hiếu bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu sắc, kín đáo của nhà thơ .

Nhà thơ mở đầu bài thơ bằng việc tả cảnh đèo nhìn từ trên cao. Khi bóng chiều đã xế, có đá núi, cây rừng, có bóng tiều phu di động, có những mái nhà ven sông… mà sao heo hút, đìu hiu đến nao lòng.

"Bước tới đèo ngang bóng xế tà

Cỏ cây chen đá lá chen hoa

Lom khom dưới núi tiều vài chú

Lác đác bên sông chợ mấy nhà"

Cảnh gợi lên trong tâm hồn tình cảm của con người giọt buồn, giọt nhớ …. Trời đã xế chiều, bóng đã dần tàn … cảnh tượng ấy rất phù hợp với tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan lúc này. Đó là nỗi u hoài, gợi buồn trước sự đổi thay của xã hội. Thế nên nhà thơ Nguyễn Du cũng đã nói :

“Cảnh nào cảnh chẳng gieo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ ”

Cảnh vật ở đây cũng thật sinh động đấy: Có cả cỏ với cây điểm thêm lá và hoa nhưng tất cả lại được hiển hiện trong hoạt động “chen chúc”. Đứng trước cảnh tượng đó khiến cho con người càng gợi lên sự hoang mang, khiếp hãi. Cảnh vật thì bao la làm cho tâm hồn con người đã hiu quạnh, đơn chiếc tăng thêm sự cô đơn, vắng lặng gần như hoàn toàn trống trải. Nhà thơ quan sát tổng thể cảnh nơi đây. Con người xuất hiện. Nhưng con người càng tô đậm thêm sự buồn vắng. Chính cảnh tượng ấy càng tạo cho nhà thơ những cảm giác hiu quạnh, tẻ nhạt, trống trải.

“ Qua đèo ngang” thật sự là một bức tranh đẹp đẽ, nên thơ của núi rừng hùng vĩ, sự ấm áp của những người con núi rừng hàng ngày đi đốn củi rồi trở về đoàn tụ với gia đình của mình. Và nỗi nhớ da diết, tình yêu quê hương đất nước lớn lao của người phụ nữ đơn độc giữa nơi đất khách quê người, đã khiến cho người đọc cảm nhận được tình cảm, tư tưởng tuyệt vời của người nữ sĩ dành cho quê hương.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247