Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Phân tích đoạn thơ sau: "Qua cửa Đại Than, ngược...

Phân tích đoạn thơ sau: "Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều ... Tiếc thay dấu vết luống còn lưu" ( Phú sông Bạch Đằng - NV10,t2) Mong những bn giỏi văn giú

Câu hỏi :

Phân tích đoạn thơ sau: "Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều ... Tiếc thay dấu vết luống còn lưu" ( Phú sông Bạch Đằng - NV10,t2) Mong những bn giỏi văn giúp m với ạ. M đăng lần thứ n r TT

Lời giải 1 :

Trương Hán Siêu (?-1354), có tự là Thăng Phủ, quê quán ở làng Phúc Thành, huyện Yên Ninh, nay thuộc Ninh Bình. Ông là môn khách của Trần Hưng Đạo, là con người cương trực, có học vấn uyên thâm, được vua nhà Trần tin cậy và nhân dân kính trọng hết mực. Tác phẩm"Phú sông Bạch Đằng" được viết khoảng 50 năm sau khi cuộc chiến chống quân Mông Nguyên thắng lợi. Thể Phú là thể văn có vần hoặc xen lẫn văn vần và văn xuôi, dùng tả cảnh vật, phong tục, kể sự vật và bàn chuyện đời. Bài thơ được viết theo thể Phú Cổ Thể. Trong đó đoạn thơ từ "Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều" cho đến "Tiếc thay dấu vết luống còn lưu" đã thể hiện được tâm trạng của nhân vật khách.

Câu đầu tiên đã nhắc đến những địa danh lịch sử là "bến Đông Triều, cửa Đại Than, sông Bạch Đằng". Người đọc cảm nhận được hình tượng nhân vật khách là sự phân thân của chính tác giả, với mục đích là dạo chơi thiên nhiên, thưởng thức vẻ đẹp của đất nước và nghiên cứu cảnh trí đất nước. Tác giả là người có học vấn uyên thâm, đi hành trình của mình bằng tri thức và sách vở, trí tưởng tượng. Từ đây, ta thấy tác giả là người không chỉ có tình yêu thiên nhiên mà còn là người có học vấn uyên bác, sâu rộng. Đồng thời, đây còn là con người có tâm hồn phóng khoáng, có hoài bão lớn lao. Qua đoạn thơ, cảnh sắc thiên nhiên bên sông bạch Đằng hiện lên với nhiều vẻ đẹp khác nhau. Đó là vẻ đẹp hùng vĩ hoành tráng được thể hiện qua những câu thơ "Bát ngát sóng kình muôn dặm/ Thướt tha đuôi trĩ một màu". Hình ảnh của kình, trĩ là những loài linh vật cao quý sức mạnh vô biên không có thực trong truyền thuyết tô đậm lên sự thiêng liêng, hùng vĩ của dòng sông. Từ láy "bát ngát, thướt tha" gợi nên sự rộng lớn về mặt không gian của dòng sông. Bên cạnh đó, người đọc còn thấy được vẻ đẹp trong sáng, nên thơ của dòng sông qua câu "Nước trời: một sắc, phong cảnh: ba thu". Không gian đậm chất trữ tình nên thơ cùng phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, khoáng đạt hiện lên. Cuối cùng, ta còn thấy được sự ảm đạm, hiu hắt qua câu "Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu. Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô Buồn vì cảnh thảm, đứng lặng giờ lâu. Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá, Tiếc thay dấu vết luống còn lưu!”. Thời gian trôi qua, để lại bao dấu vết, giờ đây chỉ còn lại "cảnh thảm". Những chi tiết gợi sự ảm đạm, hiu hắt là "giáo gãy, xương khô, cảnh thảm". Và rồi những dấu vết ấy cùng dần phai nhòa "Tiếc thay dấu vết luống còn lưu". Từ đó,ta thấy được tâm trạng vừa hứng khởi, tự hào mà vừa tiếc nuối, buồn thương của tác giả. 

Tóm lại, qua đoạn thơ, ta không chỉ thấy được tình yêu thiên nhiên, tâm hồn rộng lớn của tác giả mà còn thấy được tâm trạng hứng khởi xen lẫn tiếc nuối của tác giả khi đứng trước dòng sông Bạch Đằng lịch sử thiêng liêng ấy.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Việt Nam :Đại Than,Đông Triều 

-T tác giả muốn đối chiếu so sánh trí tưởng tượng phong phú vốn hiểu biết của khách rất rộng tình yêu là niềm tự hào với lịch sử thiên nhiên đất nước cảnh sát trên sông Bạch Đằng bát ngát song tình hùng vĩ thuốc Tha Tôi chỉ nước trời một sắc phong cảnh ba thu điều Hữu sông Sao dãy thảm đạm hiệu hát tâm trạng của khách phần khởi tự hào về đẹp thơ mộng Hùng vì không phải buồn xót xa tiếc trước sự Đảng lãnh đạo và thiên nhiên ở nơi thiên địa  

Giải thích 

- các bô lão :hỏi là những người ở địa phương và có những người ở từng là nhà nhân chứng của trận Bạch Đằng oanh liệt .Nhưng cũng có thể các bô lão là nhân vật hư cấu

- Những chiến tích kỳ vĩ trên sông Bạch Đằng Trừng Hưng là ô chùa phá Hoàng Giang .

- các thế trận tương quan lực lượng giữa ta và kẻ thù .

> ta có ý chí có đoàn kết và lòng quyết tâm.

> con kẻ thù lực lượng mạch âm mưu  rất quỷ quyệt đặc biệt rất kiêu hãnh .

-Chúng rất tàn bạo phi nghĩa .

- Ta là sức mạnh của chính nghĩa.

-> Kết thúc:+ kẻ thù rất thảm hại

                   + ta dùng ý chí Chủ nghĩa cho nên thắng lợi.

- Nghệ thuật : giọng điệu rất sôi nổi là hiện thực nói quá, đối lập  phóng  đại,so sánh .

-Nguyên nhân : các anh hùng đã làm nên những chiến tích trên sông Bạch Đằng.

CHÚC BẠN HỌC TỐT.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247