1. Kinh tế nước ta thời Đinh - Tiền Lê:
* Nông nghiệp:
+ Chia ruộng đất; khẩn đất hoang, mở mang thuỷ lợi, đào vét kênh ngòi.
+ Tổ chức Lễ cày tịch điền => Khuyến khích sản xuất
* Thủ công nghiệp:
- Thủ công nghiệp nhà nước: đúc tiền, rèn vũ khí, may mũ áo.
- Thủ công nghiệp: dệt, gốm, làm giấy...
* Thương nghiệp: chợ làng quê được hình thành, trao đổi hàng hoá với nhà Tống.
2. Ngô Quyền sau khi giành được độc lập cho tổ quốc nhưng chỉ xưng vương là bởi vì khi ấy nước ta còn yếu, tiềm lực quốc gia còn mỏng, những nền tảng cơ bản của một quốc gia như: bộ máy nhà nước ở trung ương và địa phương, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội,... còn chưa được ổn định và đảm bảo. Trong khi chính quyền phương Bắc liên lục lăm le xâm lược bờ cõi. Nên để tránh sự bất mãn không cần thiết từ chính quyền phương Bắc, Ngô Quyền mới chỉ xưng vương để khẳng định chủ quyền quốc gia trước đã.
- Đến thời Đinh Bộ Lĩnh, sau khi thống nhất đất nước. Lúc này các thế lực cát cứ đã được thống nhất, Đinh Bộ Lĩnh có thể tập trung phát triển đất nước. Vì thế, ông xưng đế để khẳng định chủ quyền chắc nịch với chính quyền phương Bắc, uy hiếp các thế lực cát cứ muốn chia rẽ đất nước.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247