Chi nhọc quản gióng trống kì, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.
Kẻ đâm ngang người chém ngược, làm cho mã tà, ma ní hồn kinh, bọn hè trước, lũ ó sau, tàu thiếc, tàu đồng súng nổ.
Trong văn học Việt Nam ta trước đó, quả hiếm thấy đoạn văn nào bừng bừng khí thế, quyết liệt và giàu tính tạo hình đến vậy. Các câu văn sử dụng dồn dập nhiều từ miêu tả những động tác mạnh mẽ, táo bạo. Đó là khúc ca của một tập thể nông dân - nghĩa sĩ anh hùng đang lấy gan sắt mà lấn lướt, lấy vũ khí thô sơ mà chọi với tàu thiếc, tàu đồng. Bằng việc sử dụng khá triệt để nghệ thuật tương phản, bài văn đã làm nổi bật tinh thần dũng cảm khác thường ở nghĩa sĩ.
Sức mạnh nào đã nâng những người nông dân bình thường lên tư thế hiên ngang, bất khuất ấy? Không gì khác, đó chính là lòng căm thù sâu sắc, đối với lũ giặc tàn bạo, là tình yêu nước thiết tha. Lòng căm thù giặc này bộc trực và hết sức mãnh liệt theo kiểu tâm tính người nông dân Nam bộ: Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ. Họ ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Họ nhận thức chống giặc, cứu nước là nghĩa vụ tự nhiên, là việc làm tất yếu của mình. Điều đáng quý là những nghĩa sĩ này mang ý niệm thật đúng đắn về lẽ sống, chết ở đời: thà chết vinh còn hơn sống nhục. Ý niệm này tạo nên tinh thần vì nghĩa cao cả, cảm động ở họ.
Sống làm chi theo quân tả đạo, quăng vùa hương, xô bàn độc thấy lại thêm buồn; sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.
Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ củng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.
Bức tượng đài nghệ thuật về người nông dân đánh giặc, cứu được Nguyễn Đình Chiểu dựng lên giữa một bối cảnh thời đại sóng gió dữ dội, giữa lúc sự sống và cái chết đặt con người trước thử thách gay gắt. Những nghĩa sĩ cần Giuộc đã chọn đúng và chết đúng. Bởi thế, ngợi ca họ, Nguyễn Đình Chiểu rất cảm phục, tự hào mà cũng đau đớn, xót xa. Bài văn tế đẫm nước mắt. Nước mắt của nhà thơ. Nước mắt của những mẹ già ngồi khóc trẻ, những vợ yếu chạy tìm chồng. Nước mắt của Nam Bộ tiếc thương những người con - những bậc anh hùng hiên ngang trong thất thế, sáng ngời trong cơn bấn loạn của lịch sử. Trong cảm hứng xót thương và tự hào ấy, bài văn tế nêu cao những tấm gương nghìn năm tiết rỡ, khẳng định danh thơm, tiếng ngay trải muôn đời ai cũng mộ của những nghĩa sĩ Cần Giuộc.Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc chiếm một vị trí đặc biệt trong văn học Việt Nam. Lần đầu tiên trong lịch sử văn học hiện lên sừng sững một tượng đài nghệ thuật đầy màu sắc bi tráng về người nông dân- nghĩa sĩ đánh giặc cứu nước.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc được kết cấu chặt chẽ theo bốn phần của thể văn tế truyền thống. Bài văn vừa giàu tính tạo hình vừa thắm thiết chất trữ tình. Đó quả là khúc ca bi tráng về những người thất thế nhưng vẫn hiên ngang.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247