Trang chủ Sinh Học Lớp 11 Mọi người giải giúp em với, mai em nộp rồi!...

Mọi người giải giúp em với, mai em nộp rồi! 1. Vì sao kích thước của bào thai lại tăng lên, nguyên nhân của quá trình sinh trưởng là gì? 2. Có phải sự tăng số

Câu hỏi :

Mọi người giải giúp em với, mai em nộp rồi! 1. Vì sao kích thước của bào thai lại tăng lên, nguyên nhân của quá trình sinh trưởng là gì? 2. Có phải sự tăng số lượng và kích thước tế bào phải cùng xảy ra thì mới có sinh trưởng hay không? 3. Tại sao khi sinh ra thì em bé có đầy đủ các bộ phận trong khi lúc mới hình thành thì chưa có? 4. Nhắc lại mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của thực vật từ đó nói lên mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển động vật.

Lời giải 1 :

1. Do các tế bào của phôi phân hóa, tạo thành và phát triển các cơ quan; đồng thời tăng số lượng và kích thước các tế bào. Nguyên nhân của sinh trưởng là tăng số lượng và kích thước tế bào.

2. Đúng. Vì sự sinh trưởng là sự tăng kích thước cơ thể về cả số lượng và kích thước tế bào.

3. Ở trong giai đoạn phôi thai, hợp tử phân chia nhiều lần hình thành phôi, các tế bào của phôi phân hóa và tạo thành các cơ quan (tim, gan, phổi, mạch máu,…)

4. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật: Sinh trưởng và phát triển là những quá trình liên quan với nhau, là hai mặt của chu trình sống của cây. Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở động vật: Luôn liên quan mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau, sinh trưởng là tiền đề cho cơ thể phát triển.

 

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1:

- Kích thước của bào thai tăng lên vì:

+ Sự nguyên phân từ hợp tử ban đầu tạo ra nhiều tế bào, các tế bào tiếp tục nguyên phân để tạo nhiều tế bào mới là lớn lên

- Nguyên nhân của quá trình sinh trưởng là: Quá trình nguyên phân

Câu 2:

Sinh trưởng chính là:

- Sự tăng về kích thước và khối lượng cơ thể

- Sự tăng thêm về số lượng và kích thước cơ quan

- Sự tăng về thể tích, cấu trúc tế bào

Câu 3:

Khi sinh ra thì em bé có đầy đủ các bộ phận trong khi lúc mới hình thành thì chưa có vì:

- Hợp tử sau khi được hình thành sẽ phân chia thành các lá phôi, mỗi lá phôi có chức năng biệt hoá hình thành nên các bộ phận của cơ thể

- Đến cuối tháng thứ 3 của thai kì có thể thấy hình dạng của thai nhi do sự phân chia vè biệt hoá tế bào

Câu 4:

Sinh trưởng và phát triển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có sinh trưởng thì mới có phát triển. Điều này đúng ở cả thực vật và động vật trong quá trình sống

 

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247