Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 A. Văn bản 1. Đọc văn bản “Vượt thác” (Võ...

A. Văn bản 1. Đọc văn bản “Vượt thác” (Võ Quảng) và trả lời câu hỏi: a. Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian

Câu hỏi :

A. Văn bản 1. Đọc văn bản “Vượt thác” (Võ Quảng) và trả lời câu hỏi: a. Bài văn miêu tả một cuộc vượt thác của con thuyền theo trình tự thời gian và không gian như sau: - Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác - Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ - Con thuyền ở đoạn sông đã qua thác dữ Dựa vào trình tự trên em hãy tìm bố cục của bài văn. b. Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài này là ở chỗ nào? VỊ trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao? c. Cảnh con thuyền vượt thác đã được miêu tả như thế nào? Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Những cách so sánh nào đã được sử dụng? Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như "một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh". d. Qua bài văn, em cảm nhận như thế nào về hình ảnh con người và thiên nhiên được miêu tả trong bài? 2. Đọc văn bản “Buổi học cuối cùng” (An-phông-xơ Đô-đê) và trả lời câu hỏi: a. Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện trên. b. Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh nào, thời gian, địa điểm nào? Em hiểu như thế nào về tên truyện Buổi học cuối cùng? c. Truyện được kể theo lời của nhân vật nào, thuộc ngôi thứ mấy? Truyện còn có những nhân vật nào nữa và trong số đó ai gây cho em ấn tượng nổi bật nhất? d. Vào sáng hôm diễn ra buổi học cuối cùng, chú bé Phrăng đã thấy có gì khác lạ trên đường đến trường, quang cảnh trường và không khí trong lớp học? Những điều đó báo hiệu việc gì đã xảy ra? e. Diễn biến tâm trạng (đặc biệt là thái độ đối với việc học tiếng Pháp) của chú bé Phrăng như thế nào trong buổi học cuối cùng? f. Nhân vật thầy giáo Ha-men trong buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này ở các phương diện: - Trang phục; - Thái độ đối với học sinh; - Những lời nói về việc học tiếng Pháp;Trường THCS Kim Đồng 2 - Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc. g. Hãy tìm một số câu văn trong truyện có sử dụng phép so sánh và chỉ ra tác dụng của phép so sánh ây. h. Trong truyện, thầy Ha-men có nói: "... khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa của chốn lao tù ...". Em hiểu như thế nào về lời nói ấy? 3. Đọc văn bản “Đêm nay Bác không ngủ” (Minh Huệ) và trả lời câu hỏi: a. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ kể lại câu chuyện gì? Em hãy kể tóm tắt câu chuyện đó. b. Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai? Cách miêu tả đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện tâm hồn cao đẹp của Bác Hồ và tấm lòng của anh Bộ đội đối với lãnh tụ? c. Bài thơ kể lại hai lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ. Em hãy so sánh tâm trạng và cảm nghĩ của anh bộ đội viên với Bác Hồ trong hai lần đó. d. Qua cảm nhận của anh đội viên, hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng của Bác được khắc họa sâu đậm như thế nào? e. Hãy cho biết vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết: Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh. 4. Đọc văn bản “Lượm” (Minh Huệ) và trả lời câu hỏi: a. Bài thơ Lượm của Tố Hữu kể và tả về Lượm qua những sự việc nào, bằng lời của ai? Dựa theo trình tự kể ấy em hãy tìm bố cục của bài thơ. b. Hình ảnh Lượm trong trong đoạn thơ từ khổ thứ hai đến khổ thứ năm đã được miêu tả như thế nào qua cái nhìn của người kể (trang phục, hình dáng, cử chỉ, lời nói)? Sự miêu tả đã làm nổi bật ở hình ảnh Lượm những nét gì đáng yêu, đáng mến? c. Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì? B. TIẾNG VIỆT 1. Chỉ ra các phép so sánh trong những khổ thơ dưới đây. Cho biết chúng thuộc những kiểu so sánh nào. a. Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp Rắn như thép, vững như đồng Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp Cao như núi, dài như sông Chí ta lớn như biển Đông trước mặt ! (Tố Hữu) b. Đêm hè hoa nở cùng sao Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanhTrường THCS Kim Đồng 3 Ai mang nước ngọt, nước lành Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa (Trần Đăng Khoa) c. Ca lô đội lệch Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng... (Tố Hữu)

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247