Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 “Thầy bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế...

“Thầy bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi 1 dân

Câu hỏi :

“Thầy bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất: phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi 1 dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”. (Ngữ văn 6, Tập 2) 1. Nhân vật người thầy được nhắc đến trong đoạn trích trên là ai? Nhân vật nói lời này trong hoàn cảnh nào? Qua đó, em hiểu gì về nhân vật? 2. Ghi lại 1 cụm tính từ trong đoạn trích trên và gạch chân dưới tính từ trung tâm. 3. Các từ “ngôn ngữ”, “dân tộc”, “nô lệ” là từ mượn của ngôn ngữ nào? 4. Chỉ ra biện pháp tu từ trong tổ hợp từ “giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. 5. Từ tình cảm đẹp đẽ của nhân vật trong đoạn trích, em thấy mình cần làm gì để giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc ta – Tiếng Việt? Giup mình với ! Làm ơn trong hôm nay đc ko các bro

Lời giải 1 :

1. Nhân vật được nhắc đến trong đoạn trích là người thầy giáo Ha-men.

- Nhân vật nói lời này trong hoàn cảnh : sau cuộc chiến tranh Pháp- Phổ, nước Pháp thua phải cắt vùng An-dat cho Phổ, đây là buổi học cuối cùng thày dạy học trò của mình học bằng tiếng Pháp.

- Thầy Ha-men là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nước sâu sắc.

2. Cụm tính từ : trong sáng nhất

3. Các từ “ngôn ngữ”, “dân tộc”, “nô lệ” là từ mượn của tiếng Hán

4. Nghệ thuật so sánh : Chẳng khác gì

- Tác dụng : thày giáo muốn nhắc nhỏe học sinh của mình luôn phải ghi nhớ : ngôn ngữ mẹ đẻ của dân tộc chính là chìa khóa để chúng ta thoát khỏi nhà tù nô lệ và đồng hóa, ngôn ngữ sẽ khơi gợi ở con người tinh thần yêu nước và giúp con người vùng lên đấu tranh giành lại đất nước của mình.

5.  Em thấy mình cần làm những việc sau để giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt :
- Sử dụng Tiếng Việt trong lời ăn, tiếng nói hàng ngày.

- Không lai căng tức không chen tiếng Tây, tiếng Mỹ vào.

- Không tối nghĩa từ Tiếng Việt.

- Không nói những từ dễ gây hiểu lầm.

- Ăn nói giản dị (không cầu kỳ, rắc rối)

- Nói năng lịch sự, thanh tao.

Thảo luận

-- nguyenngocmai03 bạn sinh năm bao nhiêu ???
-- 1. Nhân vật được nhắc đến trong đoạn trích là người thầy giáo Ha-men. - Nhân vật nói lời này trong hoàn cảnh : sau cuộc chiến tranh Pháp- Phổ, nước Pháp thua phải cắt vùng An-dat cho Phổ, đây là buổi học cuối cùng thày dạy học trò của mình học bằng ti... xem thêm

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247