Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 1. Em hãy viết đoạn văn từ 8 – 10...

1. Em hãy viết đoạn văn từ 8 – 10 câu miêu tả cảnh sông nước Cà Mau 2. Em hãy viết đoạn văn 8 – 10 câu miêu tả cảnh chợ Năm Căn 3. Tìm và vẽ mô hình cấu tạo p

Câu hỏi :

1. Em hãy viết đoạn văn từ 8 – 10 câu miêu tả cảnh sông nước Cà Mau 2. Em hãy viết đoạn văn 8 – 10 câu miêu tả cảnh chợ Năm Căn 3. Tìm và vẽ mô hình cấu tạo phép so sánh trong các ví dụ sau: a. Ngoài thêm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. b. Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay c. Dù ai nói ngả nói nghiêng Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. d. Áo chàng đỏ tựa ráng pha Ngựa chàng sắc trắng như là tuyết rơi 4. Hãy tìm 5 thành ngữ có so sánh và đặt câu với chúng. 5. Viết một đoạn văn từ ( 5-> 7 câu) miêu tả cây phượng vĩ có sử dụng phép só sánh . 6. Viết bài văn miêu tả hàng phượng vĩ và tiếng ve vào một ngày hè 3. Tìm phó từ trong đoạn văn sau và cho biết phó từ đó bổ sung ý nghĩa gì cho động từ, tính từ? a.“Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng không khôn được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa. Lắm khi em cũng nghĩ nỗi nhà cửa như thế này là nguy hiểm, nhưng em nghèo sức quá, em đã nghĩ ròng rã hàng mấy tháng cũng không biết làm như thế nào. Hay là em nghĩ thế này… Song anh cho phép nói em mới dám nói ”. b. “Một hôm, thấy chị Cốc đang kiếm mồi, Dế Mèn cất giọng đọc một câu thơ cạnh khóe rồi chui tọt vào hang. Chị Cốc rất bực, đi tìm kẻ dám trêu mình. Không thấy Dế Mèn, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trước cửa hang. Chị Cốc đã trút cơn giận lên đầu Dế Choắt ”. 4. Tìm phó từ và nêu tác dụng của phó từ trong đoạn văn. “Biển vẫn gào thét. Gió vẫn từng cơn đẩy nước dồn lại ứ, rồi đột ngột giãn ra. Con tàu vẫn lặn hụp như con cá kình giữa muôn nghìn lớp sóng. Thuyền trưởng Thắng vẫn điềm tĩnh chỉ huy đoàn tàu vượt cơn lốc giữ ”. 5. Đặt hai câu có phó từ đứng trước và hai câu có phó từ đứng sau động từ hoặc tính từ. 6. Viết một đoạn văn từ ( 5-> 7 câu) miêu tả giờ ra chơi có sử dụng phó từ. Gạch chân dưới phó từ và nêu tác dụng. 7. Viết bài văn tả hình ảnh cây đào hoặc cây mai vàng vào dịp Tết đến, xuân về

Lời giải 1 :

Câu 1:

Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống. Cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau thì bao la, hào phóng; con người Cà Mau  thì mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác như được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!

Câu 3:

a, ngoài thềm rơi cái lá đa

tiếng rơi rất mỏng như là rơi ngiêng.

Câu so sánh ( in đậm) 

Rõ ràng trong câu trên tác già đang so sánh tiếng rơi của lá,Nhưng lại so với  rơi nghiêng.Giống như là chỉ nghe tiếng lá rơi thôi mà tác giả đã có thể biết được,là chiếc lá này rơi nghiêng vì tiếng rơi rất mỏng nhẹ.Mà qua hình ảnh so sánh.ta thấy được sự tinh tế trong cách nghe và diễn đạt của tác giả 

b,quê hương là chùm khế ngọt

cho con trèo hái mỗi ngày

quê hương là đường đi học 

con về rợp bướm vàng bay.

Câu so sánh : in đậm 

Qua cách so sánh của tác giả,quê hương được so sánh như những cảnh vật hết sức quen thuộc là chùm khế ngọt,là đường đi học.Đây là những cảnh vật hết sức thân quen,gắn liền với tuổi thơ của mỗi người.Mà qua phép so sánh.ta lại càng cảm nhận sâu sắc hơn tình cảm của mình đối với quê hương.Nơi mà đã đồng hành cùng ta ngay từ những ngày đầu tiên ta oa oa tiếng khóc chào đời

Câu 4:

-Lúng túng như gà mắc tóc

-Lăng xăng như thằng thằng mất khố

-Lôi thôi như cá trôi xổ ruột

-Lừ từ như ông từ vào đền

-Nhăng nhẳng như chó cắn ma

Câu 6:

Có người học trò nào lại không thương, không nhớ sắc màu đỏ rực của những cánh phượng hồng và âm thanh râm ran của những tiếng ve gọi hè da diết? Và như quy luật của tạo hóa muôn đời này, tuổi học trò, phượng vĩ và tiếng ve lạ kì luôn gắn với mùa thi, mùa hạ.

Hàng phượng vĩ chạy dài theo con phố dẫn đến ngôi trường tôi đang học. Hai bên đường những tán cây rợp mát, đan vào nhau tạo thành vòm. Cái vòm cổng tự nhiên ấy giống như một hành lang dẫn đến cung điện của một vị vua. Vào những ngày hè như thế này, cái cổng vòm xanh mát của mùa hè đã chuyển sang sắc đỏ rực rỡ. Đi dưới lòng đường, tôi mơ màng tưởng tượng những cánh phượng tươi thắm trên cây giống như muôn ngàn chú bướm đang múa lượn quanh tôi - một nàng công chúa. Đặc biệt, những cây phương đã già, thân cây vừa vòng tay ôm của một đứa học sinh lớp 6 như tôi, vỏ cây xù xì và chúng đứng thẳng tắp hai bên đường như những người lính đứng canh gác. Đây chẳng phải con đường dẫn đến hoàng cung là gì?

Mùa hè sang, dấu vết của nhưng tán lá trên cây còn rất ít. Từ xa nhìn lại, chỉ còn lốm đốm vài điểm xanh đủ để điểm tô và làm nền cho sắc đỏ kiêu hãnh của những chùm phượng vĩ. Đi dưới lòng đường, thỉnh thoảng lại bắt gặp một loạt lá phượng nhỏ li ti theo gió bay mông lung vào không gian. Theo xuống với những chiếc lá nhỏ xinh như muôn hạt tuyết xanh là những cánh phượng đỏ dịu dàng chao nghiêng. Tôi bỡ ngỡ cúi nhặt và cẩn thận ép vào trang vở trắng.

Chợt không gian vang lên tiếng râm ra rào rào. Tôi ngẩng lên sửng sốt như lần đầu nghe cái âm thanh bồi hồi ấy. Rất nhiều chú ve đang ẩn mình trong những vòm cây đang ngân nga tiếng hát. Chúng cất lời ca chào đón mùa hè hay cử hành khúc chào mừng những thành viên của cung điện nhà trường?

Giờ đây tôi mới để ý đến xung quanh. Hóa ra chẳng phải chỉ mình tôi đang tự lự đi dưới hàng cây tuổi thơ này. Lấp ló sau những thân phượng già xù xì nâu đất là những bóng áo trắng vô tư. Các bạn đang đi nhặt những cánh phượng đẹp nhát để ép vào trang vở. Cũng có bạn lang thang trên đường, thình thoảng lại chăm chú nhìn vào thân cây xem có thấy chú ve kim nào không. Khi tiếng ve râm ran cất lên, không ai bảo ai, ngẩng lên nhìn hàng cây sắc thắm. Tiếng ve rộ lên một lúc lâu rồi lại trầm xuống. Nhưng chỉ một lát sau, khi vài ba tiếng ve ngân lên nho nhỏ là cả dàn đồng ca lại râm ran tiếp nối.

Sắc nắng của ngày hè tưởng như càng rực rỡ hơn bởi mày đỏ thắm của hàng phượng vĩ và tiếng râm ran của những chú ve.

Tôi yêu mùa hè không chỉ vì có những ngày nghỉ sung sướng, tự do. Trong kí ức của tôi mùa hạ - mùa thi - mùa phượng - mùa ve đã trở thành một mảng kí ức đẹp đẽ trong tâm hồn bất kì một cô cậu học trò nào.

Câu 4: tìm phó từ

Phó từ " vẫn " chỉ sự tiếp diễn + Vẫn : chỉ sự tiếp diễn của thiên nhiên ( sự dữ dội của biển , gió của con tàu ) và sự tiếp diễn trạng thái điềm tĩnh của thuyền trưởng Thắng.Từ đó thấy dõ đc tính cách kiên định ko nào núng của người chỉ huy con tàu

Câu 5

a) Chúng tôi đã đến Vũng tàu: phó từ đứng trước động từ

b) Em tôi rất thích coi phim: phó từ đứng sau động từ

 

Thảo luận

Lời giải 2 :

1. 

    Văn bản ''Sông nước Cà Mau'' miêu tả cảnh vùng sông nước, thiên nhiên và sinh hoạt con người của tác giả Đoàn Giỏi. Bài văn được diễn đạt rất tinh tế, giàu cảm xúc như một bức tranh hiện lên trước mặt người đọc. Thể hiện sâu sắc về một vùng sông nước hùng vĩ mà độc đáo; Thiên nhiên trù phú và vĩ đại, một khu rừng đước rộng lớn ở hai bên dòng sông thật tuyệt vời; Sinh hoạt con người thì sinh động mà đầm ấm làm sao !

2.

Người bán hàng có thể là con gái Hoa kiều, người Chà Châu Giang, các cụ người Miên với đủ giọng nói líu lô, quần áo sặc sỡ làm tô điểm cho chợ Năm Căn. Nếu ai đi qua ghé lại cũng nhớ đến thăm vùng đất Cà Mau và chợ nổi Năm Căn nơi phủ màu xanh của đất trời, cây cối và những màu sặc sỡ trên chợ nổi. Đối với tôi, ở đó có thể sẽ là nơi bình yên và vui vẻ nhất. Đọc xong bài văn, tôi như cảm nhận được sức sống mãnh liệt trong từng câu văn, từng chữ cái.

 3.

a. Ngoài thêm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi / rất mỏng / như / rơi nghiêng.

     Vế A      PDSS         Từ Ss            Vế B

b. Quê hương / / chùm khế ngọt

    Vế A        Từ Ss   Vế B

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương / / đường đi học

    Vế A        Từ Ss   Vế B

Con về rợp bướm vàng bay

c. Dù ai nói ngả nói nghiêng

Lòng ta / vẫn vững / như / kiềng ba chân.

 Vế A      PDSS         Từ Ss            Vế B

d. Áo chàng / đỏ / tựa / ráng pha

      Vế A      PDSS         Từ Ss            Vế B

Ngựa chàng / sắc trắng / như / tuyết rơi

   Vế A      PDSS         Từ Ss            Vế B

4.

-Chậm như rùa

-Đen như mực

-Đẹp như tiên

-Xấu như ma

-Chậm như rùa

3.

a. Phó từ: cũng, không, nữa, được, đã

-Cũng, đã, nữa: chỉ sự tiếp diễn

-Không: chỉ sự phủ định

-Được: chỉ khả năng

b. Phó từ: đang, không, đã,

-Đang: chỉ quan hệ thời gian

-Đã và không: như trên

5.

a) -Phó từ đứng trước:

Hôm nay, chúng em đã tham gia câu lạc bộ tiếng anh → chỉ thời gian chúng ta tham gia câu lạc bộ

Ngày mai, mẹ tôi sẽ đi thăm ông bà nội → chỉ thời gian mẹ đi thăm ông bà

-Phó từ đứng sau:

Bố tôi phải làm rất nhiều việc mà không hề than thở. → chỉ mức độ công việc mà bố làm 

Em trai tôi chơi điện tử đã mấy tiếng đồng hồ rồi mà vẫn chưa tắt máy. → chỉ thời gian em chơi điện tử

b)  

Hôm nay, chúng ta vẫn chưa làm xong nhiệm vụ này

Thật tiếc, vì tôi vẫn đang bận nên không thể giúp được cho bạn.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247