a. Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy.
(Hạt gạo làng ta – Trần Đăng Khoa)
→ Câu có phép so sánh: Nước như ai nấu - so sánh ngang bằng
→ Tác dụng: giúp thể hiện sự nóng bỏng của nước dưới ruộng như là nước được nấu sôi.
b. Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn!
(Việt Nam quê hương ta- Nguyễn Đình Thi)
→ Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn ! - phép so sanh không ngang bằng
→ Tác dụng: giúp việc miêu tả đồng ruộng thêm sinh động khi được so sánh chẳng có nơi nào đẹp hơn cả.
c. Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
→ Công cha như núi Thái Sơn - so sánh ngang bằng
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. - so sánh ngang bằng
→ Tác dụng: nói lên sự khó nhọc mà cha mẹ đã phải chịu để nuôi lớn chúng ta, ơn nghĩa sinh thành như núi với biển không tài nào đếm hết được.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247