Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 : Kể lại truyện “Con Rồng cháu Tiên” bằng lời...

: Kể lại truyện “Con Rồng cháu Tiên” bằng lời kể của em. Câu chuyện giúp em hiểu gì về ý nghĩa câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước

Câu hỏi :

: Kể lại truyện “Con Rồng cháu Tiên” bằng lời kể của em. Câu chuyện giúp em hiểu gì về ý nghĩa câu ca dao: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng” Câu 2: Em hãy tìm những chi tiết chứng tỏ sự ra đời của Thánh gióng vừa bình thường vừa kì lạ. Sự ra đời đó có ý nghĩa gì? Câu 3: Truyện cổ tích “Em bé thông minh” có gì khác với những truyện cổ tích mà em đã dược học? Câu 4: Bài thơ “Con cáo và tổ ong” có yếu tố ngụ ngôn không? Vì sao? Tổ ong lủng lẳng trên cành Trong đầy mật nhộng, ngon lành lắm thay Cáo già nhè nhẹ lên cây Định rằng lấy được ăn ngay cho giòn Ong thấy cáo muốn cướp con Kéo nhau xúm lại vây tròn cáo ta Châm đầu châm mắt cáo già Cáo già đau quá phải sa xuống rồi Ong kia yêu giống yêu nòi Đồng tâm, hiệp lực đuổi loài cáo đi. ( Thơ ngụ ngôn của La Fontaine ) Câu 5: Sự kiên nhẫn chờ đợi từ sáng tới chiều của anh thứ nhất trong truyện “Lợn cưới áo mới” có phải là một đức tính tốt không? Vì sao? Câu 6: Cho các tiếng sau: đỏ, xinh, nhỏ. Hãy tạo ra các từ láy và đặc câu với chúng. Câu 7: Hãy đặt câu với từng căph từ ngữ sau đây và nhận xét về sắc thái nghĩa của chúng: a. đàn bà/ phụ nữ b. người đẹp/ giai nhân Câu 8: Cho các danh từ : cây tre, đồng lúa, dòng sông, đàn cò. Phát triển chúng thành cụm danh từ, viết đoạn văn có sử dụng những cụm danh từ đó. Câu 9: Kể về một người quan trọng nhất với em. Câu 10: Chim sẻ non sắp rời tổ mà vẫn lưu luyến dùng dằng mãi không rời mẹ. Sẻ mẹ phải khuyên nhủ chim con mãi. Hãy tưởng tượng và kể tiếp chuyện xảy ra.

Lời giải 1 :

C1. 

Thuở xưa ở vùng đất Lạc Việt có vị thần tên là Lạc Long Quân, con trai của thần Long Nữ sống ở dưới biển Đông. Thần hình rồng, sức khỏe phi thường và có nhiều phép lạ. Thỉnh thoảng thần lên sống trên cạn, giúp dân diệt trừ các loài yêu quái như Ngư Tinh, Hồ tinh, Mộc Tinh. thần còn dạy dân cách trồng trọt và sinh sống.

Âu Cơ là một tiên nữ dòng dõi Thần Nông ở vùng núi cao phương Bắc. Nàng thích ngao du đây đó, những nơi có phong cảnh đẹp. Bên trai tài, bên gái sắc, họ yêu nhau rồi kết thành vợ chồng.

Ít lâu sau, Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con khôi ngô tuấn tú lạ thường. Chẳng cần bú mớm mà đàn con lớn nhanh như thổi, khỏe mạnh như thần.

Một hôm, nhớ biển cả và cảm thấy mình không thể sống lâu trên cạn được, Lạc Long Quân đành từ biệt Âu Cơ để trở về chốn thủy cung. Âu Cơ một mình nuôi con. Ngày lại ngày qua, nàng sốt ruột trông ngóng chồng với tâm trạng buồn tủi. Cuối cùng, nàng gọi chồng lên mà than thở:

- Sao chàng nỡ bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi các con?

  •  

Lạc Long Quân ân cần giải thích:

- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ trên cạn người dưới nước, tính tình tập quán khác nhau, khó lòng mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc gì khó khăn thì giúp đỡ nhau, đừng quên lời hẹn.

Âu Cơ nghe theo đưa năm mươi người con lên đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, lập ra nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (vùng Bạc Hạc, Lâm Thao, Phú Thọ ngày nay). Triều đình có quan văn, quan võ (Lạc tướng, Lạc hầu). Con trai của vua gọi là lang, con gái vua gọi là mị nương. Vua cha chết, con trai trưởng nối ngôi. Mười tám đời vua kế tiếp nhau đều lấy hiệu Hùng Vương.

Từ sự tích này mà dân tộc Việt Nam thường nhắc đến nguồn gốc cao quý của mình là con Rồng cháu Tiên. Tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều là anh em cùng chung một bọc sinh ra (đồng bào). Các dân tộc đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

C2

- Bà mẹ ra đồng, ướm chân mình lên một vết chân rất to, về nhà bà thụ thai

- Mười hai tháng mang thai, sinh ra một đứa bé khôi ngô

- Đến ba tuổi, đứa bé không biết nói, biết cười, không biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy

→ Sự ra đời kì lạ, khác thường của Thánh Gióng

- Khi nghe tiếng rao của sứ giả, Thánh Gióng cất tiếng nói đầu tiên – tiếng nói xin được đi đánh giặc

- Gióng đòi một con ngựa sắt,một cái roi sắt và một áo giáp sắt cùng lời hứa sẽ đánh tan quân xâm lược

→ Câu nói của Thánh Gióng mang sức mạnh tiềm ẩn của lòng yêu nước. Điều đó thể hiện ý thức, trách nhiệm đối với đất nước và ý chí, lòng quyết tâm đánh thắng giặc Ân.

- Từ khi gặp sứ giả,Thánh Gióng lớn nhanh như thổi:

   + Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ

   + Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi

   + Cả làng góp gạo nuôi chú bé, ai cũng mong chú giết giăc, cứu nước

→ Sự lớn mạnh của lòng yêu nước, của quyết tâm đánh thắng giặc Ân xâm lược. Gióng sinh ra, lớn lên trong vòng tay của nhân dân, mang trên mình nguyện vọng của nhân dân

C3

● Về ý nghĩa :

- Truyện đề cao sự thông mình và trí khôn dân gian ( qua hình thức câu đố )

- Thể hiện ước mơ người lao động về một người tài giỏi giúp nước

● Về cách độc truyện cổ tích

- Đọc diễn cảm truyện , cần xác định và nếu các tình huống truyện , đồng thời giọng kể và giọng đối thoại đặc sắc giữa cậu bé và người ra câu đố câu nói của người cha

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247