Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 giúp mình với mọi người ơi , giúp mình với...

giúp mình với mọi người ơi , giúp mình với ạ 🙏🙏🙏🙏🙏🙏🙏🙏 Đề bài: Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi phía dưới: “Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc

Câu hỏi :

giúp mình với mọi người ơi , giúp mình với ạ 🙏🙏🙏🙏🙏🙏🙏🙏 Đề bài: Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi phía dưới: “Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết. Tôi hỏi một câu ngớ ngẩn: - Sao ? Sao ? Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp. Thấy thế, tôi hốt hoảng quỳ xuống, nâng đầu Choắt lên mà than rằng: - Nào tôi đâu biết cơ sự lại ra nông nổi này ! Tôi hối lắm ! Tôi hối hận lắm ! Anh mà chết thì chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ? Tôi không ngờ, Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.” (Trích sgk Ngữ văn 6, tập 1) Câu 1: (1đ) Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Ai là tác giả? Câu 2: (1,5đ) Nêu nội dung chính và phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 3: (1đ) Xác định 1 từ láy và 1 trạng ngữ trong câu sau: “Trông thấy tôi, Dế Choắt khóc thảm thiết”. Câu 4: (1,5đ) Từ câu nói của Dế Choắt trước khi chết: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy” em rút ra được bài học gì cho bản thân mình? Hãy rút ra 3 bài học bằng cách gạch ý. Câu 5 : (5 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn (5 đến 8 câu) trình bày suy nghĩ của mình về một bài ca dao (hoặc 2-4 câu thơ lục bát) mà em yêu thích nhất.

Lời giải 1 :

Trả lời: Câu 1: Bài văn trên được trích từ văn bản "Bài học đường đời đầu tiên". Tác giả là Tô Hoài. Câu 2:Nội dung: Đoạn trích nêu lên bài học: tính kiêu căng xốc nổi của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời.Phương thức biểu đạt: tự sự kết hợp miêu tả. Câu 3: Trạng ngữ: Trông thấy tôi, từ láy: thảm thiết. Câu 4:Bài học đường đời đầu tiên Dế Mèn rút ra chính là sự trả giá cho những hành động ngông cuồng thiếu suy nghĩ. Bài học ấy thể hiện qua lời khuyên chân tình của Dế Choắt: ” Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy”. Đó cũng là bài học cho chính con người. Câu 5: Bài ca dao em yêu thích nhất: “Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con” Cảm nghĩ của em:Từ nhỏ tôi đã thích âm nhạc, nhất là những bài viết về tổ ấm gia đình, về trách nhiệm, công ơn của cha mẹ. Nhưng không phải chỉ có các nhạc sĩ mới viết về cha mẹ, gia đình, mà còn có trong thơ, văn, mà nhất là trong ca dao dân ca, công ơn cha mẹ được đề cập đến nhiều. Có một bài mà tôi đã thuộc lòng: Công cha như núi ngất trời, Nghĩa mẹ như nước ở ngoài Biển Đông. Núi cao biển rộng mênh mông, Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi! Đây là lời của một người mẹ ru đứa con bé bỏng của mình ngủ ngon, vừa nhắc nhở công ơn trời biển của bố mẹ đối với con và bổn phận của con phải sống như trái tim con mách bảo. Lời ru ngọt ngào bao nhiêu, tâm hồn đứa trẻ càng thấm thìa bấy nhiêu. Chắc ai cũng sè nghĩ rằng nếu được sông trong vòng tay của bố mẹ thì sẽ rất hạnh phúc. Bởi vì bố mẹ nuôi nấng, dạy dỗ ta nên người. Hai câu đầu đã nói đến công lao đó. Bài ca dao đã lấy hình ảnh “núi ngất trời" và “biển rộng mênh mông” để nói đến công ơn ấy. Núi và biển là biểu tượng cho sự vĩnh hằng, bất diệt của thiên nhiên, lại là hình ảnh so sánh với công cha nghĩa mẹ. Một hình ảnh vẽ chiều đứng, một hình ảnh vẽ chiều ngang rất hài hòa làm không gian bỗng trở nên bát ngát, mênh mông, hùng vĩ. Tiếp câu thứ ba, “núi cao”, “biển rộng” được lặp lại hai lần khiến núi càng cao, biển càng rộng và khó mà đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ không thể nào tính được. Kết hợp nghệ thuật so sánh, điệp từ và một số từ láy làm công cha, nghĩa mẹ càng sâu đậm. Bằng thể thơ lục bát dễ đi vào tâm hồn người đọc, bài ca dao càng sâu sắc hơn. Càng về cuối, tình cảm của người mẹ càng lộ rõ và nồng cháy. Dân gian đã khéo kết hợp thành ngữ “cù lao chín chữ” làm ta thấm thìa một bài học lớn. Bôn tiếng “ghi lòng con ơi” như nhắc nhở với con cần có thái độ và hành động thế nào để đền đáp công ơn trời biển của cha mẹ. Qua bài ca dao, em càng hiểu và cảm ơn công ơn sinh thành củ bố mẹ. Em sẽ cố gắng học giỏi để đền đáp công lao vất vả của bố mẹ. Em yêu bài hát có câu: Ba mẹ là lá chắn che chở suốt đời con... Con đừng quên con nhé, ba mẹ là quê hương. (Câu 5 hơi dài ạ:() ##xin hay nhất!##

Thảo luận

-- Dạ sửa rồi đấy ạ
-- Cho mik xin hay nhất nha:)
-- :))
-- bạn sửa chưa
-- Sửa rồi ạ
-- Mik sửa rồi
-- vẫn như cũ bạn ơi
-- Buồn quá

Lời giải 2 :

# HỘI CHÉM BÃO #

câu 1 văn bản DẾ MÈN PHƯU LƯU KÍ TÁC GIẢ TÔ HOÀI 

CÂU 2 PHƯNG THỨC BIỂU ĐẠT CHÍNH TỰ SỰ / nội dung Đoạn trích nêu lên bài học: tính kiêu căng xốc nổi của tuổi trẻ có thể làm hại người khác, khiến ta phải ân hận suốt đời

câu 3 từ láy thảm thiết trạng ngữ thấy tôi 

câu 4 -

- sống ở đời đừng bao giờ hung hăng 

- phải biết giúp đỡ người khác khi người khác khó khăn 

- có não thì phải biết nghĩ trước nghĩ sau không tự tiện làm lung tung xong để người khác chịu tội thay mình 

câu 5 

Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Những câu thơ lục bát ấy dường như ai cũng biết và nhớ. Hình ảnh đóa sen trắng tinh khôi, trong sáng đã đi sâu vào trí nhớ của mỗi người. Ở phần đầu, các tác giả dân gian đã khẳng định vị thế “vô song” của sen trong đầm. Hình ảnh hoa sen được miêu tả từ ngoài vào trong, sử dụng các màu xanh, trắng, vàng từ lá, cánh hoa đến nhị hoa. Đây là những màu sắc rực rỡ, tươi sáng. Đặc biệt ở phần ba, những chi tiết này được lặp lại một lần nữa, nhưng theo thứ tự ngược lại. Cho người đọc cảm giác như được xem xét kỹ lưỡng và cẩn thận, từ ngoài vào trong, từ trong ra ngoài. Thì phải tuyên bố: “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi”. Loài hoa ấy không chỉ đẹp mà còn thuần khiết, dù sống ở nơi đất bạc mùi nhưng vẫn thơm và sạch. Cũng như con người, dù hoàn cảnh khó khăn, nghèo khổ đến đâu, họ vẫn giữ trọn vẹn sự trung trinh, thủy chung.Các tác giả dân gian đã khéo léo thể hiện những đức tính cao quý của con người Việt Nam qua hình tượng bông sen trong ca dao trên.

 nhần xét chung chỉ c trạng ngữ ở câu 3 không chắc chắn lắm

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247