Trang chủ Công Nghệ Lớp 7 1. Trồng trọt có vai trò gì trong đời sống...

1. Trồng trọt có vai trò gì trong đời sống nhân dân và nền kinh tế ở địa phương em? 2. Hãy cho biết nhiệm vụ của trồng trọt ở địa phương em hiện nay là gì? 3.

Câu hỏi :

1. Trồng trọt có vai trò gì trong đời sống nhân dân và nền kinh tế ở địa phương em? 2. Hãy cho biết nhiệm vụ của trồng trọt ở địa phương em hiện nay là gì? 3. Đất trồng là gì? Nêu vai trò của đất trồng? 4.Vì sao phải cải tạo đất? Người ta thường dựng những biện pháp nào để cải tạo đất? 5. Em hãy nêu cách bảo quản các loại phân bón thông thường? 6. Đất trồng gồm có những thành phần? Vai trò từng thành phần đối với cây trồng? 7. Thế nào là đất chua, đât kiềm và đất trung tính? Vì sao đất có thể giữ được nước và chât dinh dưỡng? 8. Độ phì của đất là gì? 9. Vì sao chúng ta phải cải tạo đất? Người ta thường dùng những biện pháp nào để cải tạo đất? 10. Nêu những biện pháp cải tạo đất đó áp dụng ở địa phương em? 11. Phân bón là gì? Phân hữu cơ là những loại phân nào? 12. Bón phân vào đất có tác dụng gì? 13. Thế nào là bón lót? Phân hữu cơ, phân lân, thường dùng để bón lót hay bón thúc? 14. Phân đạm, phân kali thường dùng để bón lót hay bón thúc?

Lời giải 1 :

1. - Trồng trọt cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho xuất khẩu.

- Góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế đối với địa phương do tỉ trọng nông nghiệp ở nước ta là rất cao.

2. Cung cấp thức ăn cho con người và vật nuôi, xuất khẩu, nguyên liệu cho nhà máy đường, hoa quả cho nhà máy chế biến mức, nước ép, tinh dầu, nước hoa.

3. - Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất, trên đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất ra sản phẩm.

- Vai trò: cung cấp nước, chất dinh dưỡng, ôxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.

4. - Vì đất sử dụng lâu nên bạc màu, cần cải tạo đất để tăng độ phì nhiêu của đất. Hầu hết các loại đất có tính xấu như chua, mặn, phèn, bạc màu nên cần cải tạo đất

- Người ta dùng những biện pháp cải tạo đất là:

+ Cày sâu, bừa kĩ + kết hợp bón phân hữu cơ (phân lân, phân NPK,…)

+ Làm ruộng bậc thang (giúp giữ đất và nước chống bị rửa trôi)

+ Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh 

+ Cày nông, bừa sục, giữ nước liên tục, thay nước thường xuyên (giúp đất có nhiều Oxi)

+ Bón vôi (giảm bớt chất chua và kiềm trong đất)

5. Cách bảo quản:

+ Đựng trong chum, vại sành đậy kín hoặc bao bọc bằng gói nilong.

+ Để nơi cao ráo, thoáng mát.

+ Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau.

+ Phân chuồng có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.

6. - Đất trồng gồm 3 thành phần:

       + Phần khí.

       + Phần rắn.

       + Phần lỏng.

- Phần khí: Cung cấp Oxi cho cây hô hấp. (lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, lượng cacbonic thì nhiều hơn trong khí quyển cả trăm lần).

- Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. (nito, kali, photpho, những chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng).

- Phần lỏng: Cung cấp nước, hòa tan các chất dinh dưỡng.

7. – Độ chua, độ kiềm của đất được đo bằng độ pH. Đất thường có trị số pH từ 3 đến 9. Căn cứ vào trị số pH người ta chia đất thành: 

+ Đất có độ pH <6,5 là đất chua  

+ Đất có độ pH bằng 6,6->7,5 là đất trung tính  

+ Đất có độ pH lớn hơn 7,5 là đất kiềm.

-  Đất giữ được nước và các chất dinh dưỡng là nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn 

8. - Độ phì của đất là khả năng cung cấp các chất dinh dưỡng, nước, nhiệt, khí để cho thực vật sinh sống.

10. – Cày sâu bừa kĩ kết hợp bón phân hữu cơ

– Làm ruộng bậc thang

– Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh

– Cày sâu bừa sục giữ nước liên tục thay nước thường xuyên 

– Bón vôi

11. -Phân bón là các thành phần dinh dưỡng được con người cung cấp cho cây trồng thông qua rễ hoặc lá giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, nâng cao năng suất.

- Phân bón hữu cơ được phân thành 2 nhóm chính:

    +Phân bón hữu cơ truyên thống như phân chuồng, phân xanh, phân rác,….

    +Phân bón hữu cơ công nghiệp như phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh, phân bón vi sinh và phân bón hưu cơ khoáng.

12. Tác dụng: Làm tăng đọ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản

13. - Phân hữu cơ, phân lân dùng để bón lót
– Bón lót là bón phân vào đất trước khi gieo trồng nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cây con ngay khi nó mới mọc, mới bén rễ.

14. -Phân đạm và phân kali thường dùng để bón thúc vì nó dễ hòa tan, thường sử dụng được ngay 

*Câu 9 lặp lại câu 4 nha nên mik k lm

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1:

Trồng trọt giúp cung cấp lương thực thực phẩm cho con người 

Cung cấp cho thức ăn chăn nuôi

Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp

Cung cấp nông sản xuất khẩu 
Câu 2: Nhiệm vụ trồng trọt ở địa phương em là đảm bảo lương thực và thực phẩm của địa phương, khi dư thừa sẽ cung cấp lương thực và thực phẩm cho tiêu dùng cho các địa phương khác trong nước rồi tiến đến xuất khẩu
Câu 3: 
Đất trồng là loại đất để trồng trọt

Vai trò: cung cấp nước, chất dinh dưỡng, ôxi cho cây và giữ cho cây đứng vững.

Câu 4: Cày sâu, bừa kỹ, bón phân hữu cơ: Giúp tăng bề dày của lớp đất canh tác. Trồng xen cây phân xanh: Tăng độ che phủ đất, hạn chế xói mòn, rửa trôi. Làm ruộng bậc thang: Hạn chế dòng nước chảy; hạn chế xói mòn rửa trôi.
Câu 5:  
Đựng trong chum, vại sành đậy kín hoặc bao bọc bằng gói nilong. 
Để nơi cao ráo, thoáng mát. 
Không để lẫn lộn các loại phân bón với nhau.
Phân chuồng có thể bảo quản tại chuồng nuôi hoặc lấy ra ủ thành đống, dùng bùn ao trát kín bên ngoài.
Câu 6:

- Đất trồng gồm 3 thành phần:

       + Phần khí.

       + Phần rắn.

       + Phần lỏng.

- Phần khí: Cung cấp Oxi cho cây hô hấp. (lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, lượng cacbonic thì nhiều hơn trong khí quyển cả trăm lần).

- Phần rắn: Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. (nito, kali, photpho, những chất hữu cơ đơn giản và chất khoáng).

- Phần lỏng: Cung cấp nước, hòa tan các chất dinh dưỡng.
Câu 7: 
Đất chua: 

Đất Acid là đất có giá trị pH từ 3.0 – 6.5. Đất acid cao hay còn gọi là đất rất chua có nồng độ vi chất Mn, Al và ion Fe tăng mạnh. Các dưỡng chất Kali, Canxi, Magie, P, Bo, Molipden,… giảm hoặc khó hòa tan, bị đất giữ chặt.

Đất kiềm:
Đất kiềm là đất có giá trị pH từ 7.5 – 9. Loại đất này thích hợp để trồng các loài cây họ đậu. Đất kiềm làm cho các nguyên tố Mangan (Mn), Sắt (Fe)…bị giảm khả năng hòa tan gây sự mất cân bằng với Canxi (Ca) dẫn đến cây trồng bị vàng ở những bộ phận tăng trưởng mới.

Đất trung tính:

Đất trung tính hay còn gọi là đất acid trung bình là đất có giá trị pH từ 6.5 – 7.5. Đây là loại đất phù hợp với phần lớn các loại cây trồng thông thường. Trừ một số loại cây ưa đất chua.

Đối với đất trung tính, lượng dinh dưỡng có trong đất luôn được duy trì ở trạng thái thích hợp giúp cây trồng dễ dàng hấp thu. Quá trình trao đổi dinh dưỡng giữa hệ rễ và đất được dễ dàng thực hiện giúp cây trồng phát triển rất mạnh.

Ngoài ra trong môi trường đất trung tính, các loại vi sinh vật có lợi hoạt động rất tốt. Chúng làm việc để tổng hợp thêm đạm, phân giải lân và hữu cơ giúp cho đất ngày càng màu mỡ, hạn chế các loài gây hại phát sinh,…

Đối với loại đất trung tính này gần như không cần phải tác động thêm. Chỉ việc duy trì đầy đủ lượng hữu cơ cho đất là cây trồng có thể phát triển một cách ổn định và cho năng suất cao.

Câu 8: 
 thước đo khả năng cung cấp đủ lượng dinh dưỡng và nước của đất và môi trường thích hợp cho sự phát triển của rễ để đảm bảo cây phát triển và trưởng thành thích hợp.
Câu 9: 

- Chúng ta cần sử dụng đất hợp lí vì:

Nước ta có tỉ lệ tăng dân số cao.Dân số tăng thì nhu cầu về lương thực, thục phẩm tăng theo, trong khi đó diện tích đất trồng trọt có hạn, vì vậy phải biết cách sử dụng đất một cách hợp lí, có hiệu quả.
- Những biện pháp thường dùng để cải tạo và bảo vệ đất là; canh tác, thủy lợi và bón phân.

Câu 10:

– Cày sâu bừa kĩ kết hợp bón phân hữu cơ

– Làm ruộng bậc thang

– Trồng xen cây nông nghiệp giữa các băng cây phân xanh

– Cày sâu bừa sục giữ nước liên tục thay nước thường xuyên 

– Bón vôi
Câu 11:
Phân hữu cơ là hợp chất hữu cơ dùng làm trong nông nghiệp, hình thành từ phân người, phân động vật, lá và cành cây, than bùn, hay các chất hữu cơ khác thải loại từ nhà bếp. Phân bón giúp tăng thêm độ màu mỡ, độ tơi xốp cho đất bằng cách cung cấp thêm các chất hữu cơ, chất mùn và bổ dưỡng.
Câu 12: 
Phân bón cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng. Sử dụng phân bón cân đối hợp lý sẽ thúc đẩy các quá trình sinh trưởng của cây, đẻ nhánh, cành lá phát triển, thúc đẩy cây ra hoa nhiều và đồng loạt, tỷ lệ đậu quả cao. Tạo điều kiện rễ phát triển, rễ ăn sâu, rộng giúp hạn chế đổ ngã.
Câu 13: 
Bón lót là quá trình cung cấp nguồn thức ăn cho cây trước khi gieo trồng giúp cho những hợp chất khó phân hủy có đủ thời gian để tan rã, tạo điều kiện cho rễ cây trong quá trình sinh trưởng có thể hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất tạo nền móng vững chắc cho cây phát triển.
Phân hữu cơ thường dùng để bón lót vì có thể cung cấp chất dinh dưỡng, làm cho đất tơi xốp, tăng cường hoạt động cho hệ vi sinh vật có ích trong đất.
Câu 14:
-Phân đạm và phân kali thường dùng để bón thúc vì nó dễ hòa tan, thường sử dụng được ngay mà người ta thường bón thúc để kích thích cây trồng sinh trưởng. Vì vậy dùng phân bón dễ hòa tan sẽ giúp cây hấp thụ phân bón nhanh, sinh trưởng và phát triển, cho các sản phẩm tốt hơn.

Bạn có biết?

Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247