Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Cảm nhận về bài thơ : " Bài thơ về...

Cảm nhận về bài thơ : " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" _Phạm Tiến Duật câu hỏi 9735 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Cảm nhận về bài thơ : " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" _Phạm Tiến Duật

Lời giải 1 :

I. Mở bài: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm

- Phạm Tiến Duật là nhà thơ được rèn luyện, trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ gian khổ và oanh liệt của dân tộc.

- Bài thơ về tiểu đội xe không kính được sáng tác năm 1969 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt, khắc họa hình ảnh độc đáo của những chiếc xe không kính làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì chống Mỹ với tư thế, tinh thần hiên ngang bất khuất.

II. Thân bài: Phân tích bài thơ

1. Hình ảnh những chiếc xe không kính

- Hình ảnh những chiếc xe không kính được tác giả miêu tả trần trụi, chân thực

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

-> Đó là những chiếc xe vận tải chở hàng hóa, đạn dược ra mặt trận, bị máy bay Mĩ bắn phá, kính xe vỡ hết.

- Động từ “giật”, “rung” cùng với từ “bom” được nhấn mạnh hai lần càng làm tăng sự khốc liệt của chiến tranh

=> Hai câu thơ đầu giải thích nguyên nhân đồng thời phản ánh mức độ khốc liệt của chiếc tranh.

2. Hình ảnh người lính lái xe

- Hình ảnh người lính lái xe với tư thế hiên ngang, ngang tàng dù thiếu đi những phương tiện chiến đấu tối thiểu:

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

-> Tính từ ung dung đặt ở đầu câu nhấn mạnh tư thế chủ động, coi thường mọi khó khăn, nguy hiểm của các chiến sĩ lái xe.

- Người lái xe bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, sức mạnh lớn lao đặc biệt là sự dũng cảm, hiên ngang của họ.

- Những khó khăn gian khổ như tăng lên gấp bội vì xe không có kính: gió vào xoa mắt đắng, Bụi phun tóc trắng như người già, Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời… nhưng không làm giảm ý chí và quyết tâm của các chiến sĩ lái xe.

a, Tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan tích cực coi thường hiểm nguy

- Hình ảnh những chiếc xe không kính độc đáo là hình ảnh tươi đẹp của người lính lái xe Trường Sơn

+ Họ là chủ nhân của những chiếc xe không kính độc đáo

+ Họ với tư thế hiên ngang “nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng” vượt qua mọi khó khăn thiếu thốn về vật chất

+ Họ phải đối mặt với hiểm nguy “gió vào xoa mắt đắng”, “đột ngột cánh chim”...

+ Hiện thực khốc liệt nhưng người lính cảm nhận và thể hiện bằng sự ngang tàng, trẻ trung, lãng mạn

- Họ tự tin, hiên ngang đối diện với gian khói lửa chiến tranh

- Giọng nói ngang tàng, bất chấp hiểm nguy thể hiện rõ trong cấu trúc” không có... ừ thì”cứng cỏi, biến khó khăn thành điều thú vị

→ Khó khăn, nguy hiểm, thiếu thốn không làm nhụt chí người lính lái xe Trường Sơn. Ngược lại, ở họ là bản lĩnh, nghị lực phi thường hơn.

b, Tâm hồn sôi nổi của tuổi trẻ, của tình đồng chí, đồng đội sâu sắc

- Những người lính lái xe hóm hỉnh, tươi vui "chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc/ Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”

- Họ hồn nhiên, tếu táo và ấm áp trong tình đồng đội, đồng chí. Tình đồng đội thắm thiết, thiêng liêng là sợi dây vô hình nối kết mọi người trong hoàn cảnh hiểm nguy, kề cận cái chết

- Chiến tranh có khốc liệt thì những người lính lái xe vẫn đoàn kết hợp nhất thành “tiểu đội xe không kính” cùng nhau chiến đấu.

- Điệp từ “lại đi” khẳng định đoàn xe sẽ không ngừng tiến tới đi tiếp con đường gian khổ phía trước.

c, Ý chí chiến đấu vì miền Nam, thống nhất đất nước

- Bài thơ khép lại với bốn câu thơ thể hiện ý chí sắt đá của những người lính

- Miền Nam chính là động lực mạnh mẽ nhất, sâu xa nhất tạo nên sức mạnh phi thường của người lính cách mạng

- Với biện pháp liệt kê, điệp từ “không có” diễn tả mức độ khốc liệt ngàng càng tăng của chiến trường

- Đối lập với những cái “không có” chỉ cần “có một trái tim” đã làm nổi bật sức mạnh, ý chí ngoan cường của người lính lái xe.

- Hình ảnh trái tim là một hoán dụ nghệ thuật đẹp đẽ và đầy sáng tạo, khẳng định phẩm chất cao quý của các chiến sĩ lái xe trên đường ra tiền tuyến lớn. Các anh xứng đáng với truyền thống anh hùng bất khuất của dân tộc Việt Nam; tiêu biểu cho chủ nghĩa yêu nước của thế hệ thời đánh Mĩ.

III. Kết bài

Thảo luận

Lời giải 2 :

Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, những chiến sĩ lái xe trên đường chiến lược Trường Sơn đã đi vào văn học với tư cách là những anh hùng. "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật là một trong những bài thơ hay viết về những chiến sĩ lái xe trên đường Trường Sơn.

Mở đầu bài thơ đã thấy cái dữ dội của chiến tranh và nổi bật tư thế của người chiến sĩ lái xe:

"Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi.

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng."

Phạm Tiến Duật thuộc vào loại những nhà thơ thích đùa. Giọng điệu tưng tửng "Không có kính không phải vì xe không có kính" nhà thơ được truyền tinh thần lạc quan của các chiến sĩ lái xe trước sự ác liệt của chiến tranh. Bằng giọng điệu bông đùa, nhà thơ giải thích lí do "xe không có kính":

"Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi."

Đối lập với hình ảnh dữ dội của chiến tranh là thái độ "ung dung" của người chiến sĩ lái xe. Hình ảnh "ung dung" được đao ngược càng nhấn mạnh tư thế của người lái xe. Và nhà thơ đã dẫn đến phát hiện bất ngờ:

"Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng."

Phát hiện nào cũng gây ấn tượng, ấn tượng về nỗi gian khổ của người lính lái xe ra trận (Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng )và ấn tượng về tình yêu đất nước của người chiến sĩ lái xe (Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim); ấn tượng về tinh thần lãng mạn của họ:

"Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái."

Những hình ảnh "như sa", "như ùa" diễn tả sự vận động gấp gáp của đoàn xe ra trận.

Tác giả lại thay đổi nhịp điệu, từ câu thơ nhịp 2/2/2 (Nhìn đất/ nhìn trời/ nhìn thẳng), nhịp 2/2/3 (Như sa/ như ùa/ vào buồng lái) đến câu thơ 3/1/3 (Không có kính/ ừ / thì có bụi). Và từng cặp đối lập vừa diễn tả nỗi gian khổ của người lính vừa diễn tả niềm lạc quan của họ:

"Không có kính, ừ thì có bụi.

Bụi phun tóc trắng như người già".

Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha!"

Cái hay ở đây là tác giả đã miêu tả được nét đặc trưng về nỗi gian khổ của người lính lái xe "không có kính". Câu thơ "Bụi phun tóc trắng như người già" gợi nhớ câu thơ của Quang Dũng "Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc". Thật đúng là một sợi tóc cũng làm ta kinh ngạc về hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ

Hai cặp đối lập này, tác giả vẫn tiếp tục phát hiện nỗi gian khổ của người lính lái xe không có kính và cốt cách của họ:

"Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi"

Những hình ảnh "Bụi phun tóc trắng như người già" hay "Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời" gợi lên tình thương đối với những người chiến sĩ lái xe ra mặt trận.Câu thơ Phạm Tiến Duật chẳng những hay về hình ảnh mà còn hay về âm điệu. Những thanh trắc (có kính, ướt áo, xối, lái ...) phô diễn được cái nghiệt ngã của người lái xe trên đoạn đường chiến tranh. Những thanh bằng, đặc biệt là câu kết của đoạn thơ gần như toàn thanh bằng êm ru, một phút yên ả trong tâm hồn người lái xe:

"Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi"

Tình đồng đội của người lái xe cũng được Phạm Tiến Duật phát hiện những nét riêng. Họ tập hợp lại "từ trong bom rơi", họ gặp bè bạn "Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi" (Thương nhau tay nắm lấy bàn tay - Chính Hữu), họ nấu ăn bằng bếp Hoàng Cầm bếp gần như không có khói vì khói là tai họa đối với người lái xe Trường Sơn. Họ nghỉ ngơi bằng "Võng mắc chông chênh đường xe chạy" và cũng không thiếu những phút thanh bình: "Lại đi, lại đi trời xanh thêm."

Tác giả phát hiện tất cả mọi khía cạnh của cái KHÔNG (xe không có kính) để dẫn đến một cái Có (có một trái tim) thế là chủ đề sâu sắc của bài thơ được phát triển trọn vẹn:

"Không có kính: rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước

Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim."

Tác giả lại thay đổi giọng điệu, lối nói tưng tửng trong những khổ thơ đầu đãnhường cho lối nói nghiêm trang đượm vẻ thiêng liêng:

"Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim."

Hình ảnh "miền Nam phía trước" vừa nói lên được nhiệm vụ nặng nề là tiếp viện cho chiến trường miền Nam của "tiểu đội xe không kính" vừa gợi lên tình cảm thiêng liêng của người chiến sĩ lái xe đối với miền Nam ruột thịt. Và tứ thơ cuối cùng (chỉ cần trong xe có một trái tim) đã cân bằng lại tất cả những gian khổ, những tàn phá của chiến tranh. Sức mạnh của tình yêu nước đã chiến thắng kẻ thù hung bạo.

"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là bài thơ hay và độc đáo. Phát hiện được đề tài, nhà thơ đã khai thác mọi khía cạnh bất ngờ và thú vị. Giọng điệu thay đổi thích hợp, nhịp điệu luôn luôn biến hóa. Hình ảnh người chiến sĩ lái xe "Vì miền Nam phía trước" được khắc họa đậm nét, sinh động, nổi bật được cốt cách của những người anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247