Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 II. Tiếng Việt: - Từ ghép có mấy loại từ...

II. Tiếng Việt: - Từ ghép có mấy loại từ ghép - Từ láy có mấy loại từ láy - Đại từ có mấy loại đại từ câu hỏi 3014483 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

II. Tiếng Việt: - Từ ghép có mấy loại từ ghép - Từ láy có mấy loại từ láy - Đại từ có mấy loại đại từ

Lời giải 1 :

-Có 2 loại:Từ ghép chính phụ,từ ghép đẳng lập

Trong từ láy gồm 2 phần là:

+ Phần gốc: Phần làm cơ sở cho sự láy.

+ Phần láy: phần lặp lại phần gốc

MK CHỈ BT NHIU ĐÓ

Thảo luận

-- Sai r
-- từ ghép là gì từ láy là gì đại từ là gì Từ ghép có mấy loại Từ láy có mấy loại Đại từ có mấy loại

Lời giải 2 :

*Từ ghép có 2 loại từ ghép là: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ

Khái niệm: là những từ được cấu tạo bằng cách ghép hai hoặc hơn hai tiếng(tiếng hay gọi là từ đơn độc lập) lại với nhau. Các tiếng đó có quan hệ với nhau về nghĩa, căn cứ vào quan hệ giữa các thành tố đó mà phân loại là từ ghép chính phụ hay từ ghép đẳng lập.6 thg 7, 2020

- từ ghép đẳng lập: là những từ mà các thành tố cấu tạo có quan hệ bình đẳng với nhau về nghĩa. Đặc trưng của từ ghép là các thành tố đều có nghĩa, tuy nhiên không phải mọi tiếng trong từ ghép đều rõ nghĩa, do đó từ ghép đẳng lập thường thuộc một trong hai trường hợp sau:

+ Các tiếng trong từ đều rõ nghĩa.

Ví dụ: từ “ăn ở” là từ ghép mà cả hai thành tố cấu tạo đều rõ nghĩa, trong đó từ “ăn” là một hoạt động cho thức ăn vào cơ thể nhằm nuôi sống cơ thể; từ “ở” là động từ chỉ đời sống thường ngày của một người tại một nơi cụ thể.

+ Một thành tố rõ nghĩa, một thành tố không rõ nghĩa.

Ví dụ: Từ “Chợ búa” là từ ghép mà có 1 tiếng rõ nghĩa, một tiếng bị mờ nghĩa. Trong đó, từ “chợ” chỉ nơi mua bán hàng hóa của con người, từ “búa” được sử dụng không thể hiện rõ nghĩa tạo thành từ “chợ búa” chỉ nơi diễn ra hoạt động mua bán hàng hóa.

- từ ghép chính phụ: là những từ ghép mà được tạo thành bởi một thành tố cấu tạo này phụ thuộc vào thành tố cấu tạo kia. Thành tố phụ có vai trò phân loại, chuyên biệt hóa và sắc thái hóa cho thành tố chính. Chẳng hạn như các từ tàu hỏa, tàu bay, đường sắt, sân bay, hàng không, nông sản,….

*Từ láy có 2 loại đó là: láy toàn bộ và láy bộ phận.

Khái niệm: Là những từ có các tiếng lặp lại cả âm và vần. Ví dụ: ào ào, luôn luôn, xa xa, dành dành, xanh xanh, hằm hằm, khom khom… Một số từ láy có tiếng thay đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối, để tạo sự hài hoà về âm thanh.

- Từ láy toàn bộ: Là loại từ đươc láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào. Đôi khi để nhấn mạnh một âm thanh hay hành động mà dấu câu có thể khác nhau như thăm thẳm, lanh lảnh…

- Từ láy bộ phận: Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần, dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách người dùng muốn. Ví dụ như ngơ ngẫn, lác đác, dào dạt… Từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

*Đại từ chia thành 3 loại:

Khái niệm: Đại từ là các từ ngữ được dùng để xưng hô hay dùng để thay thế các danh từ, động từ, tính từ hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ trong câu, với mục đích tránh lặp lại các từ ngữ nhiều lần.

- đại từ nhân xưng: là loại đại từ dùng để thay thế danh từ, động từ, tính từ, cụm danh từ… và còn gọi là đại từ chỉ ngôi, cụ thể có 3 ngôi chính gồm:

+ Ngôi thứ nhất: để chỉ người nói, nó tương đương với danh từ. Ví dụ: “Tại sao họ không tới đúng giờ?” Ta thấy đại từ ở đây là “ họ”.

+ Ngôi thứ hai: để chỉ người nghe.

+ Ngôi số ba: là đại từ được người thứ nhất và thứ hai nói đến. 

- Ngoài các đại từ nhân xưng còn: phổ biến còn có các danh từ làm từ xưng hô ví dụ như trong quan hệ gia đình như ông, bà, anh, chị, em, con, cháu,… trong các nghề nghiệp hoặc chức vụ riêng như bộ trưởng, thầy giáo, luật sư,…

– Đại từ sử dụng với mục đích hỏi (nghi vấn). Như hỏi về người, vật (là ai, cái gì,…),hỏi về nơi chốn, hỏi về thời gian, hỏi về tính chất sự vật, hỏi về số lượng…

Căn cứ vào chức năng thay thế sẽ chia thành:

– Đại từ thay thế cho danh từ. Ví dụ như: chúng tôi, chúng mày, họ, chúng,…

– Đại từ thay thế động từ, tính từ. Ví dụ: thế, vậy, như thế, như vậy…

– Đại từ thay thế cho số từ. Ví dụ bao, bao nhiêu...

BN ĐỌC TROG SÁCH CÓ NHA VỚI LẠI NGHE CÔ GIẢNG LÀ BT NHAAAAAAAAAAAAAAAA  ( với lại mn đừng nói mik chép mạng nhé cái phần căn cứ đó là mik tham khảo thôi nha nếu ko thik thì bc )

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247