Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Tập Làm Văn •_• kể lại nội dung bài Hồi...

Tập Làm Văn •_• kể lại nội dung bài Hồi Hương Ngẫu thư bằng văn xuôi câu hỏi 3014656 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Tập Làm Văn •_• kể lại nội dung bài Hồi Hương Ngẫu thư bằng văn xuôi

Lời giải 1 :

Hai câu thơ đầu nêu hoàn cảnh về quê qua lời kể kết hợp với tả nhưng lại bộc lộ cảm xúc, tâm trạng. Ở hai câu thơ này, phương thức thể hiện là biểu cảm qua tự sự, biểu cảm qua miêu tả, mục đích không phải để kể, không phải để tả mà là bộc lộ nỗi niềm tâm trạng. Một tâm trạng có phần ngậm ngùi. Ngậm ngùi vì thời gian xa quê quá dài, xa quê từ khi còn trẻ, về quê khi tuổi đã già, khoảng cách giữa trẻ - già, giữa “ li gia”- “hồi hương” là hơn nửa thế kỉ li biệt. Càng ngậm ngùi hơn khi cuối đời mới về quê thì sống với quê hương, ở tại quê nhà, thời gian còn được là bao.Tình cảm quê hương đặc biệt sâu sắc ở câu thơ thứ hai. Để nhận ra điều này, cần thấy được mối quan hệ giữa cái đổi thay và điều không thay đổi. Cái đổi thay là “ tóc mai đã rụng”. Thời gian làm thay đổi con người về tuổi tác, sức lực. Điều không thay đổi là “giọng quê” vẫn như xưa. Thời gian không thể làm thay đổi giọng nói mang đặc điểm ngữ âm quê cha đất tổ của con người. “Giọng quê không đổi cũng có nghĩa là tình cảm quê hương bền vững trước thời gian, trước mọi biến thiên của xã hội, cuộc đời. “ Giọng quê không đổi” cũng có nghĩa là quê hương đã trở thành máu thịt của con người.
Hai câu thơ đầu là lời tự họa về chính mình, tự họa bên ngoài về tuổi tác, giọng nói, tự họa bên trong là tình cảm quê hương gắn bó tha thiết bền chặt.

Hai câu thơ cuối nêu lên một hoàn cảnh đầy kịch tính, qua đó càng thấy hơn tình cảm quê hương sâu nặng của nhà thơ. Sự xuất hiện của các em nhỏ trong ngày tác giả về lại quê nhà là cảnh ngộ chân thực nhưng đồng thời tạo ra hoàn cảnh đầy kịch tính. Chân thực ở chỗ, nơi làng quê, khi có người lạ tới, các em nhỏ thường hồn nhiên vui cười chào hỏi, hoặc chỉ đường, hoặc kéo đến nhà để biết người đó là ai…Lại cũng rất chân thực ở chỗ, Hạ Tri Chương về quê lúc đã 86 tuổi, sau hơn nửa thế kỉ xa quê, bạn bè, người thân xưa kia dễ còn mấy ai và nếu còn thì đâu đã dễ nhận ra, nói gì đến các em nhỏ mới lớn. Tuy nhiên, hoàn cảnh lại chứa đầy kịch tính khi các em nhi đồng “tương kiến” (cùng gặp mặt) nhưng “ bất tương thức” (cùng không quen biết) và càng kịch tính hơn khi mình là người làng mà nay hóa thành “ khách”. Chính kịch tính này làm nổi bật lên tình cảm quê hương của tác giả. Trước nụ cười ngây thơ, trong sáng và câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ: “Khách ở chốn nao lại chơi?”, nhà thơ bỗng thấy ngậm ngùi, thậm chí có phần xót xa. Nhìn hình thức bên ngoài thì hai câu cuối là lời kể mang sắc thái đùa vui hóm hỉnh, nhưng ẩn trong cái “ hài” là cái “bi”. Không ngậm ngùi, xót xa sao được khi giờ đây mình trở thành kẻ xa lạ với chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình? Không ngậm ngùi xót xa sao được khi chủ nhà lại thành khách xa, khách lạ? Chữ “ khách” đã trở thành nhãn tự của bài thơ. Một chữ “ khách” mà diễn đạt được những sắc thái tình cảm của tác giả trong ngày mới về lại quê nhà. Tính chất bi hài của câu cuối thể hiện tâm trạng ngậm ngùi, xót xa “ cười ra nước mắt”, càng khắc họa rõ hơn tình cảm quê hương thiết tha, sâu nặng của Hạ Tri Chương

Thảo luận

Lời giải 2 :

Hạ Tri Chương (659-744) là một trong những thi sĩ lớn đời Đường, ông còn là bạn vong niên của thi tiên Lí Bạch. Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê là một trong số những bài thơ hay nổi tiếng viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước. Bài thơ ngắn gọn nhưng đã thể hiện khá rõ tình cảm tha thiết, nỗi lòng của một người con xa quê hương sau mấy chục năm nay mới trở lại.

Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người, điều khiến người ta buồn nhất, khắc khoải nhất là phải sống xa quê. Mà sẽ là buồn hơn nữa nếu lại phải xa quê mấy chục năm trời không được một lần trở lại. Đến cuối đời may mắn được trở về thăm quê hương thì có lẽ sẽ chẳng còn ai nhớ đến, đứng giữa quê mình mà chẳng ai còn nhận ra, người ta cứ ngỡ khách lạ về làng. Và Hạ Tri Chương đã rơi vào tình cảnh ấy. Mở đầu bài thơ tác giả viết:

Thiếu tiểu li gia lão đại hồi (Trẻ đi, già trở lại nhà)

Câu thơ nói về một hoàn cảnh đối lập, đó là ngày Hạ Tri Chương ra đi và ngày trở về của ông. Trong cuộc đời con người sự ra đi hay trở vế sẽ chỉ là những chuyến đi bình thường nếu người ta đi vài ngày vài năm, nhưng sẽ là vấn đề nếu thời giàn ra đi kéo dài hàng mấy chục năm trời. Ngày ra đi, Hạ Tri Chương vẫn còn rất trẻ và cho đến ngày trở về đã thành một ông lão. Cả một quãng thời gian quá dài đủ khiến một con người tình nghĩa như nhà thơ nhớ quê đến mức độ nào. Có lẽ chúng ta cũng có thổ hiểu được đó là một nỗi nhớ quê da diết, dẫu cho cuộc sống của ông những ngày xa quê đẩy đủ và sung túc. Tình cảm gắn bó, tha thiết với quê hương được thể hiện ở câu tiếp theo.

Hương âm vô cải mấn mao tồi
(Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu)

Xa quê đã mấy chục năm nhưng tình cảm với quê hương ông vẫn giữ. Điều đó được thể hiện ở giọng quê ông vẫn giữ được, giữ được giọng quê đối với người xa quê mấy chục năm trời là một điều vô cùng quý giá. Thực ra trong cuộc sống có rất nhiều người xa quê thì dường như họ sẽ thay đổi tất cả từ giọng nói cho đến phong cách cử chỉ nhưng với Hạ Tri Chương thì điều đó không hề xảy ra. Chứng tỏ ông không hề quên nơi đã sinh ra mình, cho mình một cuộc sống, nơi có biết bao kỉ niệm, có người mẹ đã nuôi ông lớn lên bằng dòng sữa ngọt ngào, ru ông bằng những câu hát ân tình, tha thiết…Như vậy thời gian chỉ có thể làm thay đổi được mái tóc, được vẻ bên ngoài của con người chứ không thể thay đổi được những nét bên trong, nét quê ẩn chứa trong ông. Ta thấy tình cảm của ông đối với quê hương thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao nhiêu. Bởi ta biết rằng ông từng làm quan to trong triều đình, được bao người trọng vọng, ở một môi trường như thế con người rất dễ thay đổi, thực tế không ít người quay lưng lại với quê hương mình bằng cách thay đổi giọng nói cho phù hợp với nơi đô thị. Hạ Tri Chương quả có một tâm hồn thủy chung, nghĩa tình với quê hương của mình.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247