Trong văn bản "Cây tre Việt Nam", nhà văn Thép Mới đã khắc họa hình ảnh cây tre Việt Nam tuyệt đẹp và ấn tượng. Từ bao đời nay, cây tre Việt Nam chính là biểu tượng của làng quê, người dân Việt Nam và còn là người bạn đồng hành cùng nhân dân VN qua biết bao thăng trầm lịch sử. Đầu tiên, cây tre Việt Nam chính là người bạn gắn bó cùng nhân dân VN trong kháng chiến. Chông tre làm vũ khí để nhân dân chiến đấu, tạo nên thành đồng Tổ quốc thiêng liêng, vững chắc. Trong những cuộc kháng chiến, tre bao bọc lấy làng quê của VN, là nơi trú ẩn của người dân. Những con người anh hùng đã dùng những thân tre để làm thành vũ khí đánh giặc, chẳng tiếc sự hy sinh để bảo vệ chủ quyền dân tộc. Thứ hai, tre chính là phần không thể thiếu trong đời sống thường ngày của nhân dân VN. Tre cống hiến tất cả thân thể của mình để làm thành các dụng cụ phục vụ đời sống. Dưới những bóng tre xanh là những mái đình làng bình yên, là chỗ vui chơi của những đứa trẻ. Tre chứng kiến biết bao niềm vui, nỗi buồn, những cuộc chia ly và đoàn tụ đẫm nước mắt của người dân. Cuối cùng, cây tre VN chính là nguồn cảm hứng của văn học. Tre bước vào những tác phẩm văn học như một hình tượng của người dân VN trung hậu, đảm đang, dũng cảm vượt qua mọi thử thách, khó khăn, gian khổ của chiến đấu, lẫn đời thường. Có thể nói, tre cùng con người VN ăn đời ở kiếp, gắn bó trong cuộc sống thường ngày và kháng chiến.
Cây tre gắn bó thân thuộc “tự bao giờ” với dân tộc ta ? Chỉ biết lọt lòng ra, ta đã hưởng bóng mát của một bụi tre xanh, lớn lên với “chiếc điếu cày tre là khoan khoái”, tre với người chung sống như vậy cũng mấy nghìn năm. Nguyễn Duy trò chuyện với cây tre cũng là một cách trở lại cội nguồn, tìm hiểu bản chất dân tộc. Tre dù mọc ở giữa đất sỏi khô cằn hay đất thịt bạc màu, nó vẫn cứ “xanh tươi”, hơn nữa, vẫn cứ “nên lũy nên thành”, ken đặc vươn cao. Cái hay hơn nữa là sức sống mạnh mẽ, dồi dào này, chỉ do “cần cù” dồn chắt lâu ngày mà có được. Đúng là lối sống ăn nhịn để dành, góp gió thành bão- lối sống cần kiệm đặc trưng của người Việt. Sức sống ấy còn thể hiện ở phong thái lạc quan, ngay trong “kham khổ vẫn hát ru lá cành”. Phải chăng lối sống lạc quan ấy đã tiếp tục lối sống ông cha, giữa chiến tranh “gian nan đời vẫn ca vang núi đèo”. Tre với mình tuy hai mà một, tre mãi giữ sắc xanh tươi, mãi giữ vững sức sống lạc quan, nếp sống cần kiệm, đạo sống chan chứa tình nghĩa. Lối sống Việt Nam ấy nói như Tố Hữu : “Sống hiên ngang, sống thanh cao – Quê hương biết mấy tự hào lòng ta” !
@NO COPY
@HỌC TỐT
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247