Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Bài 1: Trong chương trình Ngữ văn lớp 6, học...

Bài 1: Trong chương trình Ngữ văn lớp 6, học kì II, em cũng đã được học một văn bản về đề tài miêu tả cảnh thiên nhiên, đó là văn bản nào? Tác giả là ai? Bài 2

Câu hỏi :

Bài 1: Trong chương trình Ngữ văn lớp 6, học kì II, em cũng đã được học một văn bản về đề tài miêu tả cảnh thiên nhiên, đó là văn bản nào? Tác giả là ai? Bài 2: Văn bản "Vượt thác" của Võ quảng được miêu tả theo trình tự nào? Vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong bài là ở đâu? Bài 3: Em hãy hoàn thành bảng sau để thấy được sự thay đổi của thiên nhiên (cảnh dòng sông và hai bên bờ) qua từng chặng đường của con thuyền. Con thuyền qua đoạn sông phẳng lặng, trước khi đến chân thác Con thuyền vượt qua đoạn sông có nhiều thác dữ Con thuyền đã qua thác dữ Chi tiết, hình ảnh Nghệ thuật miêu tả Cảm nhận chung của em về cảnh B

Lời giải 1 :

Bài 1:
 Trong chương trình Ngữ văn lớp 6, học kì II, em cũng đã được học một văn bản về đề tài miêu tả cảnh thiên nhiên, đó là văn bản Sông nước Cà Mau. Tác giả của văn bản là Đoàn Giỏi.  
BÀI 2:
Trình tự không gian và thời gian.

Vị trí của người quan sát là trên thuyền. Vị trí này hoàn toàn thích hợp vì với vị trí này người miêu tả với có đủ điều kiện quan sát tỉ mỉ từng chặng đi của con thuyền.

BÀI 4:

Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất . Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dũng cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gần gũi, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”, ấy là cái tư thế hào hùng, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đẹp khỏe khoắn, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dũng cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Bài 1:
    Trong chương trình Ngữ văn lớp 6, học kì II, em cũng đã được học một văn bản về đề tài miêu tả cảnh thiên nhiên, đó là văn bản Sông nước Cà Mau. Tác giả của văn bản là Đoàn Giỏi.  
Bài 2:
- Trình tự không gian và thời gian.
-  Đây là vị trí rất thích hợp vì người quan sát có thể thấy được và miêu tả cận những cảnh tượng đang thay đổi trên hai bên bờ sông. 
Bài 3:

- Cảnh dòng sông và hai bên bờ đã thay đổi theo từng chặng của con thuyền:

+ Đoạn sông khi chưa đến thác: Những bãi dâu bạt ngàn; những con thuyền chở hàng…; vườn tược um tùm; những chùm cổ thụ trầm ngâm… núi cao như chắn ngang trước mặt…

+ Đoạn có nhiều thác đổ: Dòng sông như dựng đứng lên…; nước từ trên cao phóng xuống nhanh, mạnh, chảy đứt đuôi rắn.

+ Đoạn qua khỏi thác: Sông quanh co nhưng bớt hiểm trở; Qua nhiều lớp núi => đồng ruộng bằng phẳng.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247