Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Câu 1: Văn bản “Vượt thác” của tác giả nào?...

Câu 1: Văn bản “Vượt thác” của tác giả nào? A. Tô Hoài. C. Võ Quảng.

Câu hỏi :

Câu 1: Văn bản “Vượt thác” của tác giả nào? A. Tô Hoài. C. Võ Quảng. B. Tạ Duy Anh. D. Đoàn Giỏi. Câu 2: Trong văn bản “Vượt thác”, vị trí quan sát để miêu tả cuộc vượt thác của tác giả ở đâu? A. Trên bờ sông. B. Trên cùng một con thuyền với dượng Hương Thư. C. Trên một con thuyền đi sau dượng Hương Thư. D. Trên một dãy núi cao ven dòng sông. Câu 3: Nhận xét nào nêu đúng trình tự miêu tả cảnh dòng sông trong văn bản “Vượt thác”? A. Đoạn sông ở đồng bằng, đoạn sông có nhiều thác ghềnh, đoạn sông bằng phẳng. B. Đoạn sông có nhiều thác ghềnh, đoạn sông ở đồng bằng. C. Đoạn sông có nhiều thác ghềnh, đoạn sông ở đồng bằng, đoạn sông bằng phẳng. D. Đoạn sông ở đồng bằng, đoạn có nhiều thác ghềnh. Câu 4. Nhận xét nào nêu đúng đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của đoạn trích “Vượt thác”? A. Làm rõ cảnh thiên nhiên trải dọc theo hai bờ sông. B. Khái quát được sự dữ dằn và êm dịu của dòng sông. C. Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động. D. Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với tả hoạt động của con người. Phần II. Tự luận: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ … Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông nghe một tiếng soạc! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại để cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước…Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cặt chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt này lửa ghì trên ngọn sào giống nhau như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.” a. Nêu xuất xứ của văn bản chứa đoạn trích trên? b. Văn bản chứa đoạn trích trên được viết theo ngôi kể thứ mấy? Kể tên một văn bản em đã học trong chương trình Ngữ văn 6 có cùng ngôi kể như vậy. c. Tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật Dượng Hương Thư trong đoạn văn. Qua đó, em thấy Dượng Hương Thư đang thực hiện công việc gì? d. Tìm một câu văn sử dụng phép so sánh trong đoạn văn trên? Nêu tác dụng của phép so sánh đó. e. Bằng một đoạn văn khoảng 8 câu, hãy trình bày cảm nhận của em về nhân vật dượng Hương Thư được miêu tả trong đoạn trích trên. Đoạn văn có sử dụng một phép so sánh( gạch chân và chú thích rõ). mn giúp e với .cảm ơn mg

Lời giải 1 :

C1 : Ý C

C2 : Ý B

C3 : Ý A

C4 : Ý D

II. Tự luận

a, Thuộc VƯỢT THÁC của Võ Quảng

b, Được viết theo ngôi thứ nhất

    VD: Bức tranh e gái tôi, Bài học đường đời đầu tiên,...

c,  - Miêu tả ngoại hình :

+  Như một pho tượng đồng đúc

+ Các bắp thịt cuồn cuộn

+ Hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra.

+ Cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ

- Miêu tả hành động :

+ Phóng chiếc sào xuống dòng sông nghe một tiêng “soạc”

+ Ghì chặt trên đầu sào, lấy thế trụ lại, phóng sào xuống nước

+ Những động tác thả sào rút sào rập ràng nhanh như cắt

 ->  công việc: vượt thác

d, Những hình ảnh so sánh:

- Những động tác thả sào rút sào rập ràng nhanh như cắt

- Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ

 => Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi tả cho đoạn văn đồng thời cho thấy được vẻ đpẹ của DHT.

e, Trong văn bản "Vượt thác" của Võ Quảng, hình ảnh dượng Hương Thư được tác giả Võ Quảng miêu tả rất chi tiết như một dũng sĩ tài ba. Dương Hương THư  như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ, như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn còn hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra. Tác giả sử dụng rât snhiều biện pháp so sánh đê rlàm nổi bật hình nhr của nhân vật. So sánh như vây, tác giả nhằm khắc hoạ nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người trong công cuộc chế ngự thiên nhiên. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Hình ảnh mãnh liệt ấy đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh "dượng Hương Thư ở nhà, nói nãng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ". Qua đó, tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quí của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trọng công việc, trong khó khăn, thử thách.

                                      

Thảo luận

-- https://hoidap247.com/cau-hoi/1562432 Chị ơi giúp em :((
-- bạn vào team mình nha
-- bạn linhlinh gì đó ơi vào nhóm kko

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247