Hai câu thơ là lời của Thúy Kiều nhờ cậy Thúy Vân được diễn tả hết sức sâu sắc. Trong lúc đau khổ tuyệt vọng nhất, Kiều vẫn lựa lời để thuyết phục em. Điều này được thể hiện rất rõ qua cách dùng từ của Thúy Kiều bởi việc sắp nói ra đây vô cùng quan trọng, thiêng liêng, ảnh hưởng đến cả cuộc đời. Ở đây nghệ thuật dùng từ của Nguyễn Du được bộc lộ một cách toàn diện. " Cậy" có nghĩa là tin tưởng mà gửi gắm, hi vọng với thái độ van nài, thân mật. Nguyễn Du dùng " cậy" mà không dùng " nhờ", " chịu: mà không dùng "nhận" bởi giữa các từ ấy có sự khác biệt ý nghĩa rất tinh vi. Nếu thay “nhờ” bằng “cậy” không những thanh điệu tiếng thơ nhẹ đi (B- T) mà còn làm giảm đi cái quằn quại, đau đớn, khó nói của Kiều, ý nghĩa hi vọng tha thiết của một lời gởi gắm, trăng trối cũng mất. Còn "nhận"có phần nào tự nguyện, "chịu" thì hình như vì nài ép nhiều quá, nể mà phải nhận, không nhận không được! Tình thế của Thúy Vân lúc ấy, chỉ có thể "chịu" mà thôi. “Lạy” vì đó là việc nhờ cậy cực kì quan trọng “chị lạy em” sự việc thật bất ngờ, phi lí mà hợp lí biết bao, bởi đây là người chịu ơn, tỏ lòng biết ơn trước sự hi sinh to lớn và cao quý của em mình, hành động đó đầy kính cẩn, trang trong và cho ta thấy: Thúy Kiều coi em mình là ân nhân số một của đời mình. Kiều lạy thưa với em gái vì Kiều đang nhờ vả em mình, bắt em phải cưới mà mình chưa hề có tình cảm gì cả. Điều này không hợp với luân thường đạo lý nhưng trong trường hợp này lại hợp lý vì Thúy Vân lúc này đang ở vai trò là một ân nhân. Kiều lạy thưa Thúy Vân – em gái mình là lạy thưa một đức hi sinh cao cả vì rồi đây Vân sẽ phải làm một việc mà có thể là bi kịch cho cả quãng đời còn lại của Vân bởi Nàng chưa hề có tình cảm với Kim Trọng. Hiểu được cái tình thế khó xử ấy nên cách hành xử của Kiều đối với em cũng thật là phải lẽ. Mà cũng phải lẽ thôi bởi cái “tình chị duyên em” cũng đã quá tế nhị rồi. Câu thơ không những cho thấy sự khéo léo của Thúy Kiều mà còn cả trong cách dùng từ của Nguyễn Du.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247