1.Quê hương của phong trào Văn hóa Phục hưng là nước Ý
2.Giấy, in ấn, la bàn và thuốc súng là 4 phát minh quan trọng, được coi là "chất xúc tác"cho các nền văn minh vĩ đại.
3.Đặc điểm của quá trình phát triển xã hội phong kiến phương Đông là Hình thành sớm, phát triển chậm, quá trình khủng hoảng, suy vong kéo dài.
4.Với chủ trương pháp trị, năm 1042, Lý Thái Tông cho soạn bộ “Hình thư”. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, Thời Lý
5.Các giai cấp cơ bản trong Xã hội phong kiến phương Đông là: Địa chủ và nông dân lĩnh canh
6.Đất nước rơi vào tình trạng “Loạn 12 sứ quân”.
7.Địa thế của Thăng Long rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài, có đồng bằng rộng lớn, màu mỡ. - Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước
8.Các cuộc phát kiến địa lí chủ yếu hướng về Ấn Độ và các nước phương Đông do các thương nhân châu Âu cho rằng Ấn Độ và các nước phương Đông có nhiều vàng bạc, nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ rộng lớn
9.Lý Thường Kiệt đã chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. Quách Quỳ chấp nhận ngay. Sau đó quân Tống rút về nước.
10.Các quốc gia cổ đại phương Tây tồn tại đến thế kỉ V thì bị bộ tộc Giéc - man tràn xuống xâm chiếm
11. vị vua đầu tiên của nhà trền ở Trung Quốc là Trần Bá Tiên (Vũ Đế) năm 557-589
12.Vì cuộc tấn công này chỉ để tiêu diệt những khu tập trung nhiều lương thực,vũ khí chứ không phải tấn công để xâm lược. Lí Thường Kiệt đã có ý tưởng rất độc đáo , sáng tạo để tránh sự xâm lược của quân Tống làm như vậy để nhà Tống không còn lương thực vũ khí để xâm lược nước ta.
13.Cố đô Hoa Lư thời Đinh Tiên Hoàng nay là huyện Hoa Lư, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
14.Nông nô là người sản xuất chính trong các lãnh địa.
15. Lý Công Uẩn dời đô về Thăng Long vào tháng 7 năm 1010 tức năm Thuận Thiên thứ nhất
16.
Mục a
a) Luật pháp:
- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư, bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta.
- Nội dung: quy định chặt chẽ việc bảo vệ nhà vua và cung điện, xem trọng việc bảo vệ của công và tài sản của nhân dân, nghiêm cấm việc mổ trâu bò, bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Những người phạm tội bị xử phạt rất nghiêm khắc.
Mục b, c
b) Quân đội:
- Gồm hai bộ phận: cấm quân và quân địa phương.
- Thi hành chính sách "ngụ binh ư nông": cho quân sĩ luân phiên về cày ruộng và thanh niên đăng kí tên vào sổ nhưng vẫn ở nhà sản xuất, khi cần triều đình sẽ điều động.
- Quân đội kỉ luật nghiêm minh, được huấn luyện chu đáo; vũ khí trang bị cho quân đội gồm giáo mác, đao kiếm, cung nỏ, máy bắn đá...
c) Đối nội - đối ngoại:
- Xây dựng khối đoàn kết dân tộc. Nhà Lý còn gả các công chúa và ban chức tước cho các tù trường dân tộc miền núi. Nếu người nào có ý định tách khỏi Đại Việt, nhà Lý kiên quyết trấn áp.
- Với nhà Tống, Lý Công uẩn giữ quan hệ bình thường, tạo điều kiện cho nhân dân ở hai bên biên giới có thể qua lại buôn bán.
- Để ổn định biên giới phía nam, nhà Lý đã dẹp tan cuộc tấn công của Cham-pa do nhà Tống xúi giục. Sau đó, quan hệ Đại Việt - Cham-pa trở lại bình thường.
17.
Nhà tiền lê (hình thứ nhất)
Nhận xét: Qua đây ta có thể thấy rằng bộ máy nhà nước vẫn còn đơn giản, chưa chặt chẽ.
Nhà Ngô (hình thứ 2)
Nhận xét:Ta thấy bộ máy quân chủ thời Ngô còn đơn giản
18.
a) Sự chuẩn bị
- Cử Lý Thường Kiệt chỉ huy quân đội.
+ Cho quân luyện tập và canh phòng suốt ngày đêm, sẵn sàng chiến đấu
+ Lý Thánh Tông cùng với Lý Thường Kiệt đem quân đánh bại ý đồ tiến công phối hợp của Tống và Chăm Pa.
- Chủ trương: tấn công trước để tự vệ nhằm giành thế chủ động ngay khi chúng chưa xâm lược.
b) Diễn biến
- Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân tiến vào đất Tống.
- Cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tấn công để tự vệ.
c) Kết quả
Sau 42 ngày đêm, quân ta đã làm chủ thành Ung Châu, tướng giặc phải tự tử. Đạt được mục đích, Lý Thường Kiệt chủ động rút quân, chuẩn bị phòng tuyến chặn địch ở trong nước.
d) Ý nghĩa
- Trận tập kích này đã đánh đòn phủ đầu, làm cho quân Tống hoang mang, bị động, lúng túng.
- Củng cố tinh thần của nhân dân.
ND chính
Nhà Lý chủ động tiến công để phòng vệ: sự chuẩn bị của nhà Lý, diễn biến, kết quả, ý nghĩa.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247