Khi con ngã, không ít bậc cha mẹ thường vội vàng nâng con dậy, dỗ dành con bằng cách đánh đất, đánh bàn (1). Theo em, đây là một cách dạy con chưa thực sự đúng đắn của các ông bố bà mẹ (2). Đầu tiên, việc các con ngã khi tập đi, tập chạy là hết sức bình thường (3). Nhờ những lần ngã và đứng lên đó, các con sẽ học được cách lớn lên, trưởng thành hơn (4). Thế nhưng, nếu như cha mẹ vội vàng nâng con lên vì xót con đau thì như vậy sẽ rèn cho đứa trẻ tính ỷ lại từ nhỏ, tức là dù chúng có gặp khó khăn gì thì bố mẹ sẽ luôn nâng đỡ chúng dậy (5). Đồng thời, việc cứ nâng đỡ đứa trẻ dậy ngay lập tức sẽ làm cho chúng kém dạn dày và mạnh mẽ hơn bạn bè đồng trang lứa (6). Chúng ta đồng ý rằng việc nâng con dậy chính là yêu thương con (7). Thế nhưng, lâu dần, chắc chắc việc nâng đỡ con dậy như vậy sẽ cản đường quá trình hình thành nhân cách và trưởng thành của mỗi đứa trẻ vì chúng đã hằn sâu suy nghĩ rằng sẽ luôn có người nâng đỡ chúng dậy sau những vấp ngã (8). Thứ hai, việc mà các ông bố bà mẹ đánh đất, đánh bàn để dỗ đứa trẻ chắc chắn sẽ dạy cho đứa trẻ ý nghĩ rằng việc chúng ngã là do nguyên nhân khác gây ra (9). Lâu dần, chắc chắn chúng sẽ trở nên không bao giờ tự chịu trách nhiệm cho hành động của mình gây ra mà luôn tìm cách đổ lỗi cho hoàn cảnh (10). Cứ như vậy, đứa trẻ sẽ không bao giờ trưởng thành mạnh mẽ và khôn lớn được (11). Tóm lại, các bậc cha mẹ cần dạy con bằng tình yêu thương nhưng cũng bằng cả sự nghiêm khắc chứ không phải luôn nâng đỡ con vô điều kiện (12)
Tổng số câu: 12
1. Phép lập luận diễn dịch
2. Có bốn biện pháp so sánh được sử dụng, học sinh nêu hai trong bốn biện pháp và chỉ ra được tác dụng của nghệ thuật so sánh ở những câu văn đó.
So sánh có tác dụng thể hiện vẻ đẹp biến ảo của Ba Vì vào những thời điểm khác nhau trong ngày, đó là vẻ đẹp vừa trong sáng, vừa hùng vĩ, lại vừa linh thiêng, huyền ảo. So sánh khiến câu văn sinh động, gợi hình ảnh cụ thể, hấp dẫn người đọc đồng thời bộc lộ niềm tự hào, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương sâu sắc của người viết. Tác dụng cụ thể ở từng câu so sánh:
- Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích.
-> Tác dụng: Nổi bật vẻ đẹp của Ba Vì mang màu xanh tươi sáng, long lanh tựa hòn ngọc bích. Đó là nét đẹp quyến rũ, quý giá của nơi đây.
- Ba Vì nổi bồng bềnh như một vị thần bất tử ngự trên sông.
-> Tác dụng: Nổi bật vẻ đẹp thiêng liêng, có hồn của núi Ba Vì. Ba Vì tựa như một vị thần đầy quyền lực đang ngồi nhìn nhân thế. Qua đó, Ba Vì hiện lên vừa hùng vĩ, vừa linh thiêng lại vừa thơ mộng khi chiều về.
- Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ.
-> Gợi ra vẻ đẹp kì diệu, khó lý giải nhưng đầy thú vị, hấp dẫn của những đám mây. Qua đó bức tranh Ba Vì khi về chiều trở nên rực rỡ, sinh động, biến hóa đa dạng.
- Trăng vàng mịn như một nốt nhạc bay lên bầu trời, ru ngủ muôn đời thần thoại
-> Nổi bật cảnh trăng lên huyền ảo khi Ba Vì về đêm, câu văn trở nên giàu chất thơ, chất nhạc.
- Câu 2: Khi con ngã, không ít bậc cha mẹ thường vội vàng nâng con dậy, dỗ dành con bằng cách đánh đất, đánh bàn.
Hãy viết một đoạn văn nghị luận theo phép lập luận Tổng hợp – Phân tích - Tổng hợp (khoảng 12 câu) trình bày ý kiến của em về những điều hành vi trên gợi ra. (Đánh số các câu trong đoạn).
*Yêu cầu về hình thức: đảm bảo cấu trúc đoạn văn theo lối Tổng – Phân – Hợp; đoạn văn khoảng 12 câu
*Yêu cầu về nội dung:
- Nêu hiện tượng: Khi con ngã, không ít bậc cha mẹ thường vội vàng nâng con dậy, dỗ dành con bằng cách đánh đất, đánh bàn.
- Bàn luận về hành vi trên:
+ Ngã là lỗi của con, nhưng cha mẹ lại đổ lỗi cho bàn, đất chỉ vì dỗ cho đứa trẻ nín khóc một cách nhanh nhất hoặc giúp đứa trẻ quên đi cái đau
+ Cha mẹ luôn bao bọc, nâng niu con cái nên khi con ngã thì vội vàng tìm cách đỡ con và dỗ dành con. Trong cuộc sống gia đình, cha mẹ cũng thường xuyên bao bọc chiều chuộng con bằng những hành động tương tự: không muốn con làm việc nhà, không muốn con tham gia vào môi trường mới, bao che sai lầm của con,…
- Bàn luận hậu quả của vấn đề:
+ Trẻ sẽ có thói quen ỉ lại, không tự chịu trách nhiệm trước những thiếu sót, sai lầm của bản thân. Trẻ dễ hình thành thói quen đổ lỗi sang người khác.
+ Trẻ khó rút ra được bài học cho bản thân để tránh vấp phải những sai lầm đáng tiếc vì cho rằng mình không có lỗi.
+ Sự bao bọc quá mức sẽ khiến đứa trẻ ngại dấn thân vào những con đường mới mẻ, ngại cố gắng phấn đấu, ngại khó khăn, gian khổ.
+ Những thói quen này sẽ theo trẻ lớn lên, đứa trẻ trở thành một công dân thiếu khả năng phân tích tự nhìn nhận đúng – sai của bản thân.
+ Thói quen này của hầu hết các bố mẹ sẽ tạo nên cả hệ lụy cho xã hội, xã hội kém văn minh, chậm phát triển.
- Nguyên nhân của hiện tượng:
+ Đây là thói quen đã có từ lâu trong xã hội, được truyền nhiều thế hệ làm theo
+ Cha mẹ chưa tìm hiểu cách dạy con tiên tiến, chưa tìm hiểu tâm lý trẻ nhỏ và cách giáo dục phù hợp với lứa tuổi
+ Do sự bao bọc, che chở, xót xa con của bố mẹ, luôn sợ con bị đau dù đó chỉ là vết trầy xước nhỏ.
- Bài học: hãy để cho đứa trẻ được tự lập, giải thích cho con hiểu đó là lỗi của mình và dạy con cách nhận lỗi, giúp trẻ thấy mỗi bước ngã là một bước con có thể tự đứng dậy và coi chuyện vấp ngã không quá quan trọng. Đôi khi chính người lớn xuýt xoa mới là nguyên nhân làm trẻ khóc và sợ hãi. Cha mẹ cần tạo thói quen tốt cho con, kiên nhẫn giảng giải cho con hiểu.
Học sinh có thể lý giải theo cách khác nhưng cần có sự thuyết phục, lý lẽ chặt chẽ và tính logic.
Câu 3:
*Về hình thức:
- Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận văn học: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Đảm bảo bài viết thực hiện đúng yêu cầu của đề
- Viết đúng chính tả, diễn đạt mạch lạc
*Về nội dung, bài viết cần đủ các ý sau:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
+ Giới thiệu tác giả:
- Là một nhà thơ cách mạng, sự nghiệp thơ văn của ông gắn với hai cuộc kháng chiến của dân tộc.
- Thanh Hải để lại số lượng tác phẩm không nhiều nhưng vẫn tạo được dấu ấn riêng nhờ vẻ đẹp bình dị, trong sáng, ngôn ngữ thơ giàu nhạc điệu, cảm xúc chân thành, đằm thắm.
+ Giới thiệu tác phẩm:
- Bài thơ được viết vào tháng 11 năm 1980 – thời điểm Thanh Hải ốm nặng và chỉ mấy tuần lễ sau ông qua đời.
- Được sáng tác trong hoàn cảnh đặc biệt nhưng bao trùm bài thơ lại là tình yêu, là sự gắn bó | thiết tha với quê hương, đất nước, là cả một khát vọng sống đẹp của tác giả.
- Đề tài mùa xuân là nguồn cảm hứng bất tận để các nhà thơ thưởng thức và sáng tác.
- Mùa xuân nho nhỏ là một bài thơ hay, thông qua từng vẻ đẹp của mùa xuân, các nhà thơ gian tiếp bộc lộ nhân sinh quan của bản thân mình. Mỗi bài thơ có thể là một bài học về triết lý cuộc sống
- Phân tích và nêu cảm nhận theo từng đoạn thơ:
+ Đoạn 1: đoạn thơ thể hiện ước nguyện được hóa thân để góp nên những điều có ích cho đất nước
Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Làm "con chim hót" giữa muôn ngàn tiếng chim vô tư cống hiến tiếng hót vui, làm "một cành hoa" giữa vườn hoa xuân rực rỡ vô tư cống hiến hương sắc cho đời, làm "một nốt trầm" giữa bản hoà tấu muôn điệu, làm "một mùa xuân nho nhỏ" góp vào mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời chung. ở phần đầu bài thơ, tác giả đã phác hoạ hình ảnh mùa xuân bằng các chi tiết bông hoa và tiếng chim hót. Cấu tứ lặp đi lặp lại như vậy tạo ra sự đối ứng chặt chẽ. Hình ảnh chọn lọc ấy trở lại đã mang một ý nghĩa mới: niềm mong muốn được sống có ích, cống hiến cho đời là một lẽ tự nhiên.
Điệp từ "ta" như một lời khẳng định. Nó không chỉ là lời tâm niệm thiết tha, chân thành của nhà thơ mà nó còn đề cập đến một vấn đề lớn là khát vọng chung của nhiều người.
+ Đoạn 2 : Khát khao được cống hiến âm thầm, lặng lẽ trọn cuộc đời
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.
Nho nhỏ”, “lặng lẽ” là cách nói khiêm tốn, chân thành mà giản dị, là cách sống cao đẹp. Tác giả muốn mỗi người là một mùa xuân nhỏ hoà vào cuộc sống, là ước nguyện sống có ích, được cống hiến cho đời như Tố Hữu đã viết trong “Một khúc ca xuân”.
“Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”
“Mùa xuân nho nhỏ” là một ẩn dụ đầy sáng tạo, cũng là cách thể hiện thiết tha, cảm động. Nó đã khắc sâu ý tưởng: “Mỗi cuộc đời đã hoá núi sông ta” (Nguyễn Khoa Điềm). Đó không phải mong muốn trong một lúc mà là cả một cuộc đời “Dù là tuổi hai mươi. Dù là khi tóc bạc”.
Điệp từ “Dù là” khiến âm điệu câu thơ tha thiết, sâu lắng, ý thơ được nhấn mạnh làm cho người đọc không chỉ xúc động trước một giọng thơ ấm áp, mà còn xúc động trước lời tâm sự thiết tha của một con người đã từng trải qua 2 cuộc kháng chiến, đã cống hiến trọn cuộc đời và sự nghiệp cho cách mạng vẫn tha thiết được sống đẹp, sống có ích với tất cả sức sống tươi trẻ của mình cho cuộc đời chung.
Bài thơ được viết một tháng trước khi nhà thơ trở về với cát bụi nhưng không gợi chút băn khoăn về bệnh tật, những suy nghĩ riêng tư cho bản thân mà chỉ “lặng lẽ cháy bỏng một khát khao được dâng hiến”.
+ Đoạn 3 : Lời hát ngợi ca quê hương đất nước qua làn điệu dân ca xứ Huế
Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế…
- Bài thơ khép lại trong âm điệu khúc Nam ai, Nam bình xứ Huế. Đoạn thơ kết thúc như một khúc hát ca ngợi mùa xuân, để lại dư vị sâu lắng. Nhà thơ muốn hát lên điệu Nam ai, Nam bình, điệu dân ca tha thiết xứ Huế để đón mừng mùa xuân. Câu ca nghe như một lời từ biệt để hoà vào vĩnh viễn. Nhưng đây không phải là lời ca buồn thủa trước “nhịp phác tiền đất Huế” nghe giòn giã, vang xa. - “Nước non ngàn dặm mình. Nước non ngàn dặm tình” còn ngân nga mãi mãi. Phải yêu đời lắm, phải lạc quan lắm mới có thể hát lên trong hoàn cảnh nhà thơ lúc đó (đang ốm nặng và sắp qua đời). Điều đó làm ta càng yêu quý tiếng hát và tấm lòng nhà thơ. Như vậy, xuyên suốt bài thơ không chỉ là hình tượng mùa xuân. Từ tiếng chim chiền chiện tượng trưng cho khúc hát của đất trời đến làm một nốt nhạc trầm nhập vào bản hoà ca đất nước, và đến đây là khúc hát tạo ấn tượng một bài ca không dứt. Một bài ca yêu cuộc sống.
- Bàn luận đánh giá :
+ Đây là một đoạn thơ hay thể hiện được văn phong của tác giả Thanh Hải. Giọng thơ nhẹ nhàng trong trẻo, thể thơ năm chữ giàu nhạc điệu, hình ảnh thơ trong sáng, lối viết giản dị đầy gần gũi thân thuộc với những câu Nam Ai, Nam Bình của người dân Huế, đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
+ Đoạn trích đã thể hiện niềm say sưa của thi sĩ trước mùa xuân của đất nước, khát khao chân thành được cống hiến hết mình nhưng đó lại là cống hiến thầm lặng. Đây là lẽ sống cao đẹp mà đến ngày nay chúng ta vẫn cần noi theo
cho mình 5 vote sao
đúng nhé
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247