Bài 1.
a, Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương. ( ca dao)
- Biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu ca dao trên: điệp ngữ "nhớ"
- Tác dụng: nhấn mạnh nỗi nhớ những thứ rất giản dị, đạm bạc của khi xa quê nhà người "anh" trong câu ca dao
b, Trông trời trông đất trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm. ( Ca dao)
- Biện pháp tu từ trong câu ca dao trên: điệp ngữ "trông"
- Tác dụng: nhấn mạnh sự vất vả của người nông dân để có được từng hạt gạo, từng bát cơm cho mỗi người chúng ta ăn hằng ngày
a.
Bài ca dao sử dụng biện pháp điệp ngữ kết hợp với phép liệt kê.
Liệt kê không tăng tiến: canh rau muống, cà dâm tương.
Điệp ngữ: nhớ
Tác dụng:
Chữ "nhớ" được điệp lại 2 lần, mỗi lần gắn với một nỗi nhớ về sự vật cụ thể: nhớ quê nhà, nhớ bữa cơm gia đình giản dị. Phép liệt kê khiến nỗi nhớ trở nên sâu sắc và khắc khoải. Bài ca dao cho thấy tình cảm quê hương, tình cảm gia đình sâu nặng. Bài thơ đã bộc bạch được nỗi lòng của người con xa quê đối với quê hương.
b.
Bài ca dao sử dụng biện pháp điệp ngữ kết hợp với phép liệt kê.
Điệp ngữ: từ "trông"
Liệt kê: trời, mây, nước; mưa, nắng, ngày, đêm
- Tác dụng : cho thấy nỗi vất vả của người nông dân khi làm ruộng. Nỗi băn khoăn lo lắng của người ấy quá lớn,nó như đúc lại thành khối nặng nề đè lên đôi vai gầy của họ, khiến chúng ta không khỏi xót xa, thương cảm. Qua đó làm toát lên hình ảnh người phụ nữ nông dân đi cấy lúa, chân ngập dưới bùn sâu mà lòng ngổn ngang trăm mối lo toan, trông mong nhiều bề, mong sao mưa thuận gió hoà, mọi sự bình an để mùa mạng bội thu.
hay cho mk 5*+camon+ hay nhất nha thks tus
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247