C1:
*Vai trò của nghề trồng cây ăn quả:
- Cung cấp hoa quả cho con người để làm thực phẩm, thức uống giải khát,…
- Là nguyên liệu để chế biến các sản phẩm từ hoa quả: đường, hoa quả đóng hộp…
- Là nguồn thực phẩm để xuất khẩu sang các nước khác (tạo nên nguồn kinh tế lớn mạnh của nước ta): vải thiều, sầu riêng…
C2:
*Đặc điểm của nghề trồng cây ăn quả:
- Đối tượng lao động: Là các loại cây ăn quả lâu năm có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao.
- Nội dung lao động: Bao gồm các công việc Nhân giống, làm đất, gieo trồng, chăm bón, thu hoạch, bảo quản, chế biến.
- Dụng cụ lao động: Dao, cuốc, kéo cắt cành, xẻng, bình tưới …
- Điều kiện lao động:
+ Làm việc thường xuyên ngoài trời.
+ Tiếp xúc trực tiếp với hoá chất.
+ Tư thế làm việc luôn thay đổi.
- Sản phẩm: Các loại quả.
C3:
*Yêu cầu của nghề trồng cây ăn quả:
- Phải có tri thức và những kĩ năng cơ bản về nghề trồng cây ăn quả.
- Phải yêu nghề, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, năng động, sáng tạo.
- Phải có sức khoẻ tốt
=> Yêu cầu nào cũng quan trọng và rất cần thiết, không thể thiếu một yêu cầu nào nếu muốn có kết quả trồng tốt nhất. Tuy nhiên phải yêu nghề, yêu thiên nhiên, cần cù, chịu khó, ham học hỏi, năng động sáng tạo thì mới có thể theo nghề trồng cây ăn quả và trồng có kết quả được, nếu không yêu nghề thì chẳng bao giờ có sáng tạo hay học hỏi thì dù có tri thức vẫn không thể trồng cho kết quả tốt nhất được.
C4:
*Đặc điểm của cây ăn quả:
-Rễ: Rễ cây ăn quả gồm hai loại
+Rễ mọc thẳng xuống đất (rễ cọc). Tùy theo mỗi loại cây, loại rễ này có thể xuống sâu từ 1 - 10 mét giúp cây đứng vững, hút nước, chất dinh dưỡng nuôi cây.
+Rễ mọc ngang, nhỏ và nhiều, phân bố tập trung ở lớp mặt đất có độ sâu từ 0,1- 10 mét. Nhiệm vụ chủ yếu rễ là hút nước, chất dinh dưỡng.
-Thân:
+Thân cây ăn quả phần lớn là thân gỗ, có tác dụng làm giá đỡ cho cây. Trên thân chính mọc ra các cành phân bố theo cấp độ khác nhau: Cành cấp 1 phát sinh từ trục chính của thân, cành cấp II phát sinh từ cành cấp I… Cứ theo thứ tự như vậy tới các cành cấp V, VI. Các cành cấp V thường là các cành mang quả.
-Hoa
+Cây ăn quả nhìn chung có ba loại hoa:
+Hoa đực: Nhị phát triển. Nhuỵ không phát triển.
+Hoa cái: Nhuỵ phát triển. Nhị không phát triển.
+Hoa lưỡng tính: Nhị, nhuỵ cùng phát triển.
+Nghiên cứu đặc điểm sinh học của hoa giúp cho việc tạo giống, nhân giống cây và có biện pháp điều khiển cho cây đậu quả cao.
-Quả và hạt
+ Cây ăn quả nhìn chung có nhiều loại quả như quả hạch (đào, mận, mơ,…), quả mọng (cam, quýt,…), quả có vỏ cứng (dừa, đào lộn hột…).
+Số lượng, hình dạng, màu sắc của hạt tuỳ thuộc từng loại quả.
+Biết được đặc điểm của quả, hạt sẽ giúp cho việc chọn giống, bảo quản, chế biến và vận chuyển phù hợp.
C5:
*Những yếu tố ngoại cảnh tác động đến cây ăn quả:
-Nhiệt độ
+Cây ăn quả ở nước ta rất đa dạng, có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Vì vậy, yêu cầu nhiệt độ của chúng rất khác nhau.
+Ví dụ: Nhiệt độ thích hợp với cây chuối từ 25oC - 30oC; với cây cam, quýt từ 25oC - 27oC; trong quá trình sinh trưởng, phát triển, cây đào cần nhiệt độ thấp 7,2oC trong thời gian 200 – 1000 giờ; cây vải cần có nhiệt độ thấp ở thời kì phân hóa mầm hoa (từ tháng 1 – 2).
- Độ ẩm, lượng mưa
+Nói chung các loại cây ăn quả đều ưa độ ẩm không khí khoảng 80 – 90%, lượng mưa hàng năm từ 1000 – 2000m và phân bố đều trong năm.
+Cây ăn quả chịu được hạn nhưng chịu úng kém. Vì vậy, cây thường được trồng ở nơi đất cao, không bị úng ngập.
- Ánh sáng
+Cây ăn quả là cây ưa sáng, nhưng cũng có một số cây chịu được bóng râm (dâu tây, dứa…)
- Chất dinh dưỡng
+Cây ăn quả là cây lâu năm. Trong quá trình sinh trưởng phát triển: cành, lá phát triển mạnh; hoa, quả nhiều nên cần đủ các chất dinh dưỡng đạm(N), lân (P), kali (K) và nguyên tố vi lượng
+Yêu cầu tỉ lệ các chất dinh dưỡng tuỳ thuộc vào loại cây, thời kì sinh trưởng, phát triển của cây. Nên sử dụng phân chuồng để bón lót trước khi trồng. Bón thúc bằng phân chuồng đã ủ hoại vào thời kì sau thu hoạch. Cần ưu tiên bón đạm, lân vào thời kì đầu, bón kali vào thời kì cuối của giai đoạn ra hoa, ra quả.
- Đất
+Cây ăn quả có bộ rễ ăn sâu và phát triển tốt trên các loại đất có tầng dày, kết cấu tốt, nhiều chất dinh dưỡng, ít chua, dễ thoát nước. Các loại đất đỏ, đất phù sa ven sông là thích hợp.
C6:
*Tên công việc chăm sóc cây ăn quả và tác dụng của từng công việc là:
+Làm cỏ vun sới:
+ Diệt cỏ dại và làm mất chỗ ẩn náu của sâu bệnh.
+Làm tơi xốp đất, thoáng khí.
-Bón phân thúc:
+ Dùng phân hữu cơ và phân hoá học.
+ Phân bón thúc được bón theo hình chiếu của cây.
+Lượng phân bón tuỳ thuộc vào từng thời kỳ của cây.
- Tưới nước và giữ ẩm cho đất: Tưới nước, phủ rơm rạ, trồng cây phân xanh để giữ ẩm cho đất.
-Tạo hình, sửa cành:
+ Đốn tạo hình giúp cây phát triển cân
+ Phòng trừ sâu bệnh:
+ Cây ăn quả có múi thường bị nhiều loại sâu bệnh phá hại làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng, hiệu quả của cây.
C7:
*Ưu điểm:
– Nhanh tạo ra cây con
– Cây tạo ra đồng loạt, cùng kích cỡ, độ tuổi
– Nhân giống nhanh, đơn giản
– Cây thích nghi tốt, bộ rễ khỏe, nhanh ra hoa, quả
– Cây giữ được đặc tính của cây mẹ.
*Nhược điểm:
– Dễ thoái hóa giống
– Khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền
– Cây chậm ra hoa, quả
-Đòi hỏi kĩ thuật cao và thiết bị cần thiết
-Kĩ thuật phức tạp trong trong chọn cành ghép và gốc ghép.
C8:
* Thời vụ: Tháng 4-5
- Khoảng cách: 7m x 9m
- Đào hố bón lót: Làm cỏ, vun xới; bón thúc; tưới nước; tạo hình sửa cành; phòng trừ sâu bệnh.
*Quy trình trồng cây ăn quả
-Đào hố đất -> Bón phân lót -> Trồng cây.
+Bước 1. Đào hố đất
-Kích thước hố tuỳ theo loại cây.
Chú ý - Cần để riêng lớp đất mặt bên miệng hố.
+Bước 2. Bón phân lót vào hố
-Trộn lớp đất mặt đào lên với phân hữu cơ từ 30 - 50kg/hố và phân hoa học (phân lân, kali) tuỳ theo loại cây, cho vào hố và lấp đất kín.
C9:
*Quy trình giâm cành: cắt cành-> xử lý cành giâm -> cắm cành giâm -> chăm sóc.
*Quy trình triết cành: chọn cành triết -> khoanh vỏ -> trộn hỗn hợp bó bầu -> bó bầu -> cắt triết cành.
*Quy trình ghép mắt: chọn và cắt cành ghép -> chọn vị trí ghép và cắt gốc ghép -> ghép đoạn cành-> kiểm tra sau khi ghép.
C10:
*Gía trị cây ăn quả có múi:
Giá trị dinh dưỡng: Các loại quả của cây ăn quả có múi là nguồn cung cấp vitamin C, đường, chất khoáng cho con người, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nước giải khát, tinh dầu, bánh kẹo.
* Yêu cầu ngoại cảnh:
- Nhiệt độ thích hợp từ 25 độ C – 27 độ C.
- Đủ ánh sáng và không ưa ánh ánh sáng mạnh.
- Độ ẩm không khí 70 – 80%. Lượng mưa 1000 – 2000mm/năm
- Thích hợp với đất phù sa ven sông, phù sa cổ, đất bazan,... Tầng đất dày, độ pH: 5,5 – 6,5.
C11:
*ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CÂY CÓ MÚI
-Hình thái cây có múi
+Cây có múi là loài cây to, cao trung bình có thể khoảng 3-4 m ở tuổi trưởng thành, vỏ
thân có màu vàng nhạt, ở những kẽ nứt của thân đôi khi có chảy nhựa. Cây thân gỗ.
Cành có gai dài, nhọn. Lá có gân hình mang, lá hình trứng, dài 11-12 cm, rộng
4,5-5,5cm, hai đầu tù, nguyên, dai, cuống có dìa cánh to. Hoa thuộc loại hoa kép, đều,
mọc thành chùm 6-10 bông. Quả hình cầu to, vỏ dày, màu sắc tùy theo giống.
*Nhu cầu sinh thái:
-Nhiệt độ:+ Cây có múi (cam, quít, bưởi) có thể sống và phát triển được trong khoảng
nhiệt độ 13-38oC, thích hợp nhất là 23-29oC; < 13oC cây ngừng sinh trưởng; < -5oC cây sẽ bị chết.
-Ánh sáng: +Cây có múi không thích hợp với ánh sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng
thích hợp nhất cho cam quít khoảng 10.000-15.000 Lux (tương đương với ánh sáng
lúc 8 giờ sáng và 4-5 giờ chiều trong mùa nắng).
-Nước: +Cây có múi có nhu cầu về nước rất lớn, nhất là trong thời kỳ cây ra hoa và phát
triển trái. Mặt khác, cây có múi cũng rất mẫn cảm với điều kiện ngập nước. Trong mùa
mưa, nếu mực nước ngầm trong đất cao và không thoát nước kịp, cây sẽ bị thối rễ,
vàng lá và chết.
C12:
Yêu cầu ngoại cảnh:
– Nhiệt độ thích hợp từ 250C – 270C.
– Đủ ánh sáng và không ưa ánh ánh sáng mạnh.
– Độ ẩm không khí 70 – 80%. Lượng mưa 1000 – 2000mm/năm
– Thích hợp với đất phù sa ven sông, phù sa cổ, đất bazan… Tầng đất dày, độ pH: 5,5 – 6,5.
C13:
*Thu hoạch:
-Thời gian thu hoạch phải có nắng khô ráo,không nên thu trái sau mưa hoặc có mù sương nhiều vì trái dễ bị ẩm thối.
-Hái quả không làm xước cây và vỏ quả, không làm bầm dập quả
-Trái thu xong cần dể nơi thoáng mát, không nên tồn trữ quá 15 ngày sẽ giảm giá trị thương phẩm.
*Bảo quản:
-Để nơi khô ráo thoáng mát
-Tránh để đống to cho quả đỡ dập
-Xử lí bằng hóa chất ( Nhà nước cho phép), chiếu tia xạ hợp quy trình vệ sinh thực phẩm
-Bảo quản trong kho lạnh.
C14:
*Giâm cành: Lấy 1 đoạn thân cây, cành cây cắt bỏ 1 đầu và đem cắm xuống vùng đất ẩm. Chất dinh dưỡng từ đất sẽ đi theo vết cắt cung cấp cho quá trình sinh trưởng của cây.
*Chiết cành: Trên 1 cây đang sống bình thường chọn ra cành cây cần chiết. Sau đó lấy dao tách 1 đoạn vỏ ở đó và dùng đất bó lại đoạn thân vừa tách vỏ đó. Sau 1 thời gian đoạn mà ta bó đất đó sẽ mọc rễ, cắt bỏ ra khỏi cây mẹ rồi đem ra trồng.
*Ghép: Lấy 1 mắt (chồi) của cây khác mang ghép vào mắt (chồi) hoặc thân của cây cần ghép. Sau đó cũng phải bó lại nhưng không cần phải cho thêm đất vào. Chất dinh dưỡng sẽ đi trực tiếp từ cây sang mắt.
C15:
*Giống: Đều là hành động để trồng cây để cho ra sản phẩm.
*Khác:
+Giâm cành: ta lấy (cắt) một cành của một cây mẹ sau đó cắm xuống đất chờ cành bén rễ trong đấy và sẽ lớn dần.
+Ghép cây: lấy 1 đoạn cành của cây này lên cây gốc ghép rồi buộc chặt cành ghép vào gốc ghép nhằm để mô dẫn nối liền nhau.
+Chiết cành: làm cho một cành hay một đoạn cành ra rễ trên cây, sau đó tách khỏi cây mẹ, đem trồng thành cây mới.
C16:
*Vì cắt bớt một phần lá để: giảm bớt sự thoát hơi nước, đảm bảo cân bằng giữa nước hút vào và nước mất đi, nâng cao tỉ lệ sống của cây mới( vây non).
C17:
*Vì đất rất dễ bị rửa trôi nên làm như vậy để lớp đất màu và phân bón không bị trôi đi, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây con phục hồi nhanh và phát triển mạnh trong thời gian mới trồng.
C18:
*các đoạn cành bánh tẻ tác động bằng kỹ thuật nông học là chính, để các yếu tố sinh học bên trong hom giống được đổi thay, có khả năng sinh ra rễ và thân mới, tức là một cây mới hoàn chỉnh có thể tự sinh trưởng, phát triển cho sản phẩm.
C19:
*Người ta phải trồng cây đúng thời vụ là vì: các loại cây khác nhau có nhu cầu khác nhau về các điều kiện ngoại cảnh. Cho nên, muốn cho cây sinh trưởng, phát triển tốt thì phải trồng cây vào thời điểm có khí hậu, thời tiết phù hợp nhất đổi với cây. Có như vậy cây mới sử dụng được các yếu tố ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm... của môi trường phù hợp nhất và hiệu quả nhất.
C20:
* Vì khoanh vỏ chỗ cắt đã làm đứt mạch rây của cành nên chất hữu cơ do lá chế tạo ra vận chuyển về bị ứ đọng, tích tụ lại ở mép vỏ phía trên. Khi gặp độ ẩm của bầu đất làm cho cành ra rễ ở tại đó.
CHÚC HỌC TỐT Ạ!:3
#dobichdau9200
Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247