Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn tài ba khi đã nêu lên hình ảnh người nông dân trong văn học mà trong suốt các thời gian qua chưa được nhắc đến thông qua bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc.Trong bài văn tế, hình ảnh người nông dân được khắc hoạ rõ ràng.Hình ảnh người nông dân nghèo khổ chỉ biết làm ăn một cách thầm lặng, quanh năm chỉ biết ruộng trâu, cần cù lao động.Họ là những người nông dân yêu ghét rõ ràng , căm thù quyết không đội trời chung với giặc khi thực dân Pháp xâm lược.Họ đã anh dũng chiến đấu và anh dũng hi sinh, trong lời văn là những lời lẽ bi thương đầy nước mắt nhưng không hề rơi nước mắt.Đó chính là cái hay của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu.
Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ra đời vào năm 1858, khi thực dân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng, Việt Nam. Sau khi chiếm được thành Gia Định vào đầu năm 1859, quân Pháp bắt đầu một quá trình mở rộng tấn công ra các vùng lân cận như Tân An, Cần Giuộc, Gò Công... Ngày 15 tháng 11 năm Tân Dậu, những nghĩa sĩ mà là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã dũng cảm đứng lên chiến đấu tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. Khoảng mười lăm nghĩa sĩ bỏ mình. Những tấm gương đó đã gây nên niềm xúc động lớn trong nhân dân.Theo yêu cầu của tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài ``Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc``, để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hi sinh trong trận đánh này.
Như chúng ta biết thì "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là một "Tác phẩm nghệ thuật" hiếm có. "Bi tráng" là tầm vóc và tính chất của tác phẩm nghệ thuật ấy: vừa hoành tráng, hùng tráng, vừa thống thiết, bi ai. Hùng tráng ở nội dung chiến đấu vì nghĩa lớn. Hùng tráng ở phẩm chất anh hùng, ở đức hi sinh quyết tử. Hùng tráng ở chỗ nó dựng lên một thời đại sóng gió dữ dội, quyết liệt của đất nước và dân tộc.
Mở đầu bài văn tế là . Hai tiếng "Hỡi ôi!" vang lên thống thiết, đó là tiếng khóc của nhà thơ đối với nghĩa sĩ, là tiếng nấc đau thương cho thế nước hiểm nghèo:
"Súng giặc, đất rền; lòng dân trời tỏ" có ý nghĩa là Tổ quốc lâm nguy, súng giặc nổ vang rền trời đất và quê hương .
Trong cảnh nước mất nhà tan, chỉ có nhân dân đứng lên gánh vác sứ mệnh lịch sử, đánh giặc cứu nước cứu nhà. Và người nông dân chỉ biết cui cút làm ăn một cách tội nghiệp đã dũng cảm đứng lên đánh giặc giành lại .nền độc lập cho Tổ quốc thân yêu mà sự dũng cảm đó xuất phát từ tấm lòng yêu nước có trong mỗi con người. Tấm lòng yêu nước, căm thù giặc của những người nông dân, của những người áo vải mới tỏ cùng trời đất và sáng ngời chính nghĩa. Hình ảnh chính của bài Văn tế chính là những chiến sĩ nghĩa quân Cần Giuộc.
Công lao của người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc sẽ đời đời nằm trong lòng mỗi người dân Việt Nam về tấm gương anh dung, sẵn sàng xả thân vì độc lập Tổ Quốc.
"Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo, thương vì hai chữ thiên dân; cây hương nghĩa sĩ thắp thêm thơm, cám bởi một câu vương thổ".
Tóm lại, "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" khẳng định , tấm lòng yêu thương dân thiết tha của Nguyễn Đình Chiểu."Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là niềm tự hào và biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc đã anh dũng chiến đấu chống giặc ngoại xâm bảo vệ nền độc lập vững chắc của quê nhà, nơi họ đã sinh ra và lớn lên hay đó là Tổ quốc mà đối với họ "nó"rất quan trọng trong cuộc đời.Nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc chính là tấm gương về tinh thần dũng cảm, lòng yêu nước sâu sắc để cho các thế hệ đi sau khi đọc được bài văn Tế này mà noi theo để xây dựng đất nước càng ngày giàu mạnh hơn
Mở bài:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu khái quát về hình tượng người nông dân thời xưa
Thân bài:
- Bản chất
- Nông dân: Chăm chỉ, cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó
- Việc nhà nông: Chỉ biết làm những công việc vốn đã quen làm
`->` Thuần nông, quẩn quang trong làng
- Việc nhà bình: Chưa quen, mắt chưa từng ngó
`->` Hoàn toàn xa lạ
- Lý do tham gia nghĩa quân
- Bản tính: Cương trực, yêu nước rõ ràng, mến nghĩa làm quân chiêu mộ
- Căm thù tột độ: "ăn gan, cắn cổ"
`=>` Lối nói cường điệu
- Lòng tự tôn dân tộc
`=>` Động cơ yêu nước, căm thì giặc ngoại xâm
`=>` Thể hiện bản tính Nam Bộ cương trực
- Động cơ của những người nông dân
- Những người nông dân không được tập luyện quân cơ, còn lạ việc binh
- Có vũ khí rất đỗi lạc hậu
+ Nông dân: Áo vải, tầm vông, Rơm, dao phay
`->` Thô sơ, tự trang bị bằng các dụng cụ lao động bình thường, cũ kĩ
+ Lính chính qui: Bao tấu bầu ngòi, dao tu nón gõ, hoả mác, gươm
`->` Đầy đủ
`=>` Bằng biện pháp đối lập, tác giả đã cho ta thấy sự không chuẩn bị vũ khí sơ sài
- Tinh thần chiến đấu
- Thái độ: Tự nguyện
- Quyết tâm, chiến đấu tới cùng
- Hành động:
+ Đạp rào lướt tới
+ Xô cửa xông vào
+ Đâm ngang chém ngược
+ Hè trước ó sau
`=>` Chuỗi động từ mạnh, nhanh
`=>` Ý chí quyết chiến, quyết thắng
`=>` Biện pháp tu từ đối lập: Mặc dù đối lập nhưng vẫn chiến đấu một cách kiên cường với tinh thần dũng cảm, quả cảm, coi thường cái chết
- Kết quả
- Chém rớt đầu quan hai nọ
- Đốt xong nhà dạy đạo (thực dân Pháp đánh vào mặt tâm linh của nước ta, khuyên nước ta ngoan ngoãn chịu đựng coi như sự trừng phạt của Chúa)
- Khiến mã tà, ma ní khiếp sợ hồn kinh
`=>` Nguyễn Đình Chiểu đã miêu tả 1 cách tỉ mỉ, chân thực, sống động, hình tượng người nghĩa sĩ nông dân. Giọng văn sôi nổi, hào hùng để tái hiện tinh thần chiến đấu sôi nổi của nhân dân
`=>` Thái độ tôn vinh, ngợi ca phẩm chất anh hùng của người nông dân
3. Kết bài:
- Khái quát nội dung nghệ thuật
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247