Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Tiết 89,90 BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (An - phông –...

Tiết 89,90 BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (An - phông – xơ Đô- đê) I.Tìm hiểu chung. 1.Tác giả. - An – phông – xơ Đô – đê (1840 - 1897) - Sinh ra ở một làng quê miền nam n

Câu hỏi :

Tiết 89,90 BUỔI HỌC CUỐI CÙNG (An - phông – xơ Đô- đê) I.Tìm hiểu chung. 1.Tác giả. - An – phông – xơ Đô – đê (1840 - 1897) - Sinh ra ở một làng quê miền nam nước Pháp. - Cuộc đời đầy vất vả, khó khăn. 2. Tác phẩm. a. Hoàn cảnh, xuất xứ. - Sau chiến tranh Pháp – Phổ (1870 -1871) - In trong tập truyện ngắn “Những vì sao” (1873) b. Thể loại và phương thức biểu đạt. - Thể loại: truyện ngắn. - Phương thức biểu đạt: Tự sự (miêu tả, biểu cảm) c. Ngôi kể: ngôi thứ nhất (Phrăng) d. Nhan đề: buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một làng thuộc vùng An – dát và sau đó vùng này buộc phải học bằng tiếng Đức. e. Bố cục: 3 phần. II. Tìm hiểu chi tiết. 1.Nhân vật Phrăng. *Trước buổi học. - Định trốn học đi chơi nhưng cưỡng lại được. - Thấy nhiều người tập trung trước trụ sở xã. - Không khí buổi học yên lặng, trang nghiêm. => lo sợ, ngạc nhiên. *Trong buổi học. - Khi biết đây là buổi học cuối cùng - choáng váng. - Tự giận mình đã lười học, ham chơi. ân hận, tiếc nuối. - Coi sách như người bạn cố tri - đau lòng phải giã từ. - Không thuộc bài; xấu hổ. - Chưa bao giờ thấy hiểu bài đến thế -say sưa nghe giảng. *Kết thúc buổi học. - Chưa bào giờ thấy thầy lớn lao đến thế. - xúc động, ngưỡng mộ thầy. => Yêu tiếng Pháp, yêu kính thầy. - Chi tiết: Trên mái trường có tiếng chim gù thật khẽ, chú bé chợt nghĩ “Liệu người ta có bắt chúng hót bằng tiếng Đức không nhỉ” => Cậu bé Phrăng: trong sáng, ngây thơ, nhạy cảm, yêu nước tha thiết. 2. Nhân vật thầy Ha – men. Trang phục Thái độ với Hs Lời nói về tiếng Pháp Hành động cuối buổi học - Mặc áo rơ - đanh – gốt màu xanh, diềm lá sen. - Đội mũ tròn đen thêu. - Không trách phạt khi Phrăng đến muộn, … mà tự trách bản thân,… - Nhiệt tình, kiên nhẫn giảng bài. - Thứ tiếng trong sáng nhất, hay nhất, vững vàng nhất. - Phải giữ lấy nó. - Người tái nhợt. - Dựa lưng vào tường. - Không nói được hết câu. - Dằn mạnh phấn viết dòng chữ “NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM” =; Đẹp và trang trọng. =t;Dịu dàng, yêu thương học sinh. =>Ca ngợi, tôn vinh. => Xúc động mạnh. *Thầy Ha – men: =;Tâm huyết, yêu nghề, yêu tiếng nói dân tộc. =; Truyền ngọn lửa yêu nước tha thiết. 3.Các nhân vật khác. - Dân làng phía cuối lớp lặng lẽ, buồn rầu. - Cụ già Hô – de nâng niu quyển tập đánh vần đã sờn mép, đọc theo bọn trẻ, giọng run run. - Các học trò chăm chú nghe giảng, cặm cụi tập viết và muốn khóc…t Xúc động, nuối tiếc; Trân trọng tiếng nói dân tộc. III. Tổng kết (ghi nhớ: sgk/tr55) IV. Luyện tập. BÀI TẬP NGỮ VĂN 6 – HỌC TRUYỀN HÌNH (NGÀY 4/4/2020) Bài tập 1 (5 điểm) Đọc lại văn bản “Buổi học cuối cùng” của An – phông – xơ Đô – đê và trả lời câu hỏi. Câu 1(1 điểm) Nêu xuất xứ của văn bản. Câu 2 (1 diểm) Truyện được kể từ ngôi kể thứ mấy? Ai là người kể chuyện? Câu 3 (1,5 điểm) Nội dung chính của văn bản là gì? Câu 4 (1,5 điểm) Nêu nghệ thuật miêu tả nhân vật thầy Ha – men và Phrăng? Bài tập 2 (5 điểm) Viết một đoạn văn khoảng 7 đến 9 câu trình bày cảm nhận của em về nhận vật dượng Hương Thư trong văn bản “Vượt thác” – Võ Quảng. Trong đoạn văn có sử dụng một phép so sánh và một từ láy. (gạch chân, chỉ rõ)

Lời giải 1 :

lV.Luyện tập

Bài tập 1

Câu 1

Xuất xứ: Văn bản được trích từ cuốn " Những vì sao"

Câu 2

Truyện được kể theo ngôi thứ nhất. Phrăng là người kể chuyện

Câu 3

Nội dung chính của văn bản: Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”

Câu 4

- Miêu tả nhân vật thông qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói và hành động ( thầy Hamen)

- Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng ( Phrăng)

Bài tập 3

Nhân vật dượng Hương Thư trong văn bản Vượt thác hiện lên với tầm vóc, sức mạnh lớn lao, kì vĩ của con người lao động trước thiên nhiên, tư thế làm chủ đất. Nước to, nước từ trên cao phóng xuống giữa 2 vách đá dựng đứng nguy hiểm là thế, dượng Hương Thư vẫn nhìn vào đó mà không một chút lo sợ, nao núng. Trong cuộc vượt thác này, có lẽ, dượng Hương Thư đã được tác giả tập trung miêu tả, khắc họa nổi bật. Ông vừa là người đứng mũi chịu sào dung cảm cho cuộc chiến đấu giữa con người với thiên nhiên, vừa là người chỉ huy đầy kinh nghiệm. Bằng những hình ảnh so sánh vừa khái quát, vừa gợi cảm, nhân vật này hiện lên với động tác dứt khoát, tư thế, ngoại hình khỏe khoắn.Dượng “như một pho tượng đồng đúc” – một vẻ đẹp ngoại hình vô cùng gân guốc, vững chắc, là “một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùg vĩ”, ấy là cái tư thế hào hung, không hề nao núng của con người trước thiên nhiên. Hơn nữa, sự khác biệt của dượng Hương Thư lúc vượt thác và lúc ở nhà càng khắc họa rõ nét hơn vẻ đẹp khỏe khoắn, kiên cường. Hành động rút sào, thả sào nhanh như cắt càng cho thấy sự dung cảm, dày dặn kinh nghiệm của người đứng mũi đưa con thuyền ngược dòng, vượt thác.

Thảo luận

Lời giải 2 :

câu 1: xuất xứ của văn bản: 

- Sau chiến tranh Pháp – Phổ (1870 -1871)

- In trong tập truyện ngắn “Những vì sao” (1873)

câu 2: 

truyện được kể theo ngôi thứ nhất. người kể chuyện là cậu bé phrang

câu 3:

nội dung chính của văn bản là nói về buổi học bằng tiếng pháp cuối cùng

câu 4:

nghệ thuật miêu tả hành động, cử chỉ và nội tâm rất sinh động

câu 5: 

qua tác phẩm vượt thác đã cho thấy được vẻ mạnh mẽ của dượng hương thư. khung cảnh thiên nhiên ở sông thu bồn thật nguy hiểm.nước phóng từ trên cao xuống như dứt đuôi rắn đã cho thấy được điều đó. nhưng dượng hương thu vẫn vượt qua được một cách thật dễ dàng. đó chính là một hình ảnh con người làm chủ được thiên nhiên vô cùng sinh động và hấp dẫn. dượng hương thư mang một vẻ đẹp dũng mãnh, tư thế vô cùng hào hùng. như đã nói ở trên trông dượng hương thư như đang làm chủ thiên nhiên hùng vĩ, bao la rộng lớn đó. cảnh thiên nhiên có lớn, có đẹp như thế nào thì sức mạnh của con người vẫn có thể vượt qua được tất cả. hình ảnh dượng hương thưu trong cuộc vượt thác đó thật nổi bật

từ láy: mạnh mẽ

câu có phép so sánh: nước từ trên cao phóng xuống như chảy đứt đuôi rắn

CHÚC EM HỌC TỐT

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247