Đây nha em
1. Mở bài
- Trăng là đề tài quen thuộc trong thơ Bác.Trong bất cứ hoàn cảnh nào, khi bị giam cầm trong nhà tù khắc nghiệt hay lúc hoạt động cách mạng ở núi rừng thơ Bác cũng đầy trăng.
- Bài thơ''Cảnh khyua'' sáng tác khi Người đang lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc.
- Qua bài thơ, người đọc cảm nhận được tình yêu thiên nhiên hòa quyện với tình yêu đất nước trong con người HCM vĩ đại:
'' Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Cảnh khyua như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà''
2. Thân bài:
a) Hai câu thơ đầu: Là vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên của núi rừng Việt Bắc trong đêm trăng.
''Tiếng suối trong như tiếng hái xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa''
- Nghệ thuật so sánh:''Tiếng suối trong'' đc ví với'' tiếng hát xa'' hấp dẫn ng đọc bởi tiếng suối trong trẻo, ngân nga, khi xa, khi gần như tiếng hát của ai đó giữa rừng khyua.Xưa Nguyễn Trãi từng ví tiếng suối như tiếng đàn cầm, nay trong thơ Bác ta thấy được cảnh núi rừng yên tĩnh mà ấm áp, gần gũi với con ng qua hình ảnh so sánh bút pháp nghệ thuật lấy động tả tĩnh đc sử dụng rất đặc sắc khiến bức tranh mang đậm nét Đường thi cổ điển.
- Điệp từ''lồng'' làm nổi bật bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối.Có dáng hình vươn cao tỏa rộng của vòm cây cổ thụ ở trên cao lấp loáng ánh trăng/ có bóng lá, bóng cây, bóng trăng đang dệt in trên mặt đất thành nhx bông hoa.Cũng có thể hiểu ánh trăng lồng vào vòm cây cổ thụ, bóng cây lại lồng vào các bông hoa.
- Bức tranh chỉ có hai màu sáng tối, đen trắng mà tạp nên vẻ lung linh, chập chờn, ấm á, hòa hợp.Qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.
b)Hai câu thơ sau: Tình yêu thiên nhiên hòa quyện trong tình yêu đất nước.
''Cảnh khyua như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà''
- Phép so sánh ở câu thơ thứ ba thể hiện chất nghệ sĩ trong tâm hồn Bác. Người chưa ngủ đc vì cảnh đêm trăng quá đẹp. Đó là sự rung động, niềm say mê trước cảnh đẹp như tranh của thiên nhiên núi rừng Việt Bắc trong đêm khyua yên tĩnh.
- Điệp ngữ'' chưa ngủ'' là một bản lề'' mở ra hai phía tâm trạng trong con ng Bác:niềm say mê cảnh đẹp thiên nhiên và nỗi lo việc nước. Hai nét tâm trạng ấy thống nhất, hòa hợp trong tâm hồn vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.
3. Kết bài
- ''Cảnh khyua'' là một bài thơ đặc sắc có sự kết hợp hìa hòa giữa tình yêu thiên nhiên và tình yêu đất nước, giữa vẻ đẹp cổ điển và hiện tại.
- Bài thơ bộc lộ tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, ý thức trách nhiệm của vị lãnh tụ cách mạng đối với đất nước.
Cái này không phải chép mạng mà là cô dạy hồi lớp 7
@@Chúc em học tốt
Hồ Chí Minh là một cuộc đời lớn, một nhân cách lớn kết tinh trọn vẹn tinh hoa văn hóa dân tộc và vẻ đẹp thời đại. Thơ văn là một phần quan trọng gắn với cuộc đời sôi nổi, phong phú của Người, thể hiện những tình cảm, tâm tư, khát vọng của Người ở một thời điểm cụ thể nào đó. “Cảnh khuya” là bài thơ được Hồ Chí Minh sáng tác ở chiến khu Việt Bắc trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ mà hào hùng của dân tộc Việt Nam. Tên bài thơ là “cảnh khuya” nhưng cảm xúc trong thơ lại nặng “nỗi nước nhà” rất đậm tình.
Hai câu thơ đầu, trong sự hóa thân của một họa sĩ tài hoa, Bác đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên đêm rừng Việt Bắc đầy thơ mộng, trữ tình, huyền ảo làm nao nức lòng người:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.
Trong không gian đêm khuya tĩnh lặng, âm thanh tiếng suối róc rách trong trẻo văng vẳng vang xa khiến không gian trở nên u huyền. Tiếng suối được so sánh với ‘tiếng hát xa” - âm thanh ngọt ngào, du dương, ngân xa của ai đó vọng lại bên tai. Tác giả lấy âm thanh thiên nhiên so sánh với âm thanh của con người khiến cho bức tranh đêm rừng trở nên gần gũi, sống động hơn. Ví tiếng suối với tiếng hát xa còn là sự cách tân, đổi mới của Người, phá bỏ sự ước lệ tượng trưng trong văn học trung đại. Trong thi ca, các thi nhân thường có sự đồng điệu trong tâm hồn với những cảm hứng đẹp về thiên nhiên. Hơn một trăm năm trước, Nguyễn Trãi cũng đã từng có những vần thơ rất hay về tiếng suối:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”.
Tiếng suối trong bài Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi ca ngợi âm thanh trong trẻo, đặc trưng của chốn lâm tuyền Côn Sơn. Khác với Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh ví tiếng suối như âm thanh đẹp đẽ nhất của con người, khiến cho cảnh rừng trở nên ấm áp, có hồn người hơn, cũng để làm nổi bật nghệ thuật lấy động tả tĩnh.
Ánh trăng cũng là điểm nhấn đặc sắc được người họa sĩ điểm tô trong bức họa của mình. Ánh trăng phủ trên mặt đất hòa cùng tán cây lấp lánh rồi in xuống mặt nước tạo nên hàng nghìn ngọn đèn hoa đăng lấp lánh, huyền ảo dưới dòng sông. Cả núi rừng Việt Bắc ngập tràn trong ánh trăng, trăng len vào từng cành cây ngọn cỏ hòa trong kẽ lá, trăng quyện cùng màn sương đêm, vầng trăng hiền hòa bao trùm mọi cảnh vật. Chữ “lồng” được điệp lại hai lần đã nhấn mạnh vẻ đẹp của vầng trăng, trăng như người mẹ dịu hiền, ấp ôm, chở che cho những đứa con của mình khiến cho vầng trăng trở nên thi vị, lãng mạn hơn.
Hai câu thơ đầu đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên đêm rừng Việt Bắc rực rỡ, lung linh, huyền ảo với cả màu sắc, âm thanh, hình khối sống động. Giữa lúc chiến tranh ác liệt nhưng tâm hồn của người chiến sĩ cách mạng vẫn hướng đến vẻ đẹp của núi rừng, qua đây đã thể hiện tâm hồn lạc quan, yêu đời của Người. Đồng thời tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước cũng được khẳng định bởi với Hồ Chí Minh yêu thiên nhiên cũng là yêu đất nước, mỗi vầng trăng sáng, dòng suối, tán cây này là một phần quý yêu của thiên nhiên, đất nước.
Nếu như hai câu thơ đầu, tình yêu đất nước được gửi gắm qua tình yêu thiên nhiên thì ở hai câu thơ sau, Bác đã trực tiếp giãi bày tâm trạng lo lắng cho nước cho dân của một vị lãnh tụ:
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Bác thao thức trước cảnh đẹp núi rừng Việt Bắc đêm trăng, một phần bởi thiên nhiên quá đẹp, con người mê đắm, hòa quyện cùng cảnh mà quên đi sự chảy trôi của thời gian. Một tâm hồn thi sĩ tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên như Bác sao nỡ từ chối cảnh đẹp ấy, vì thế niềm thao thức, trăn trở trong lòng Bác là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, lí do quan trọng hơn cả khiến Bác thao thức trong đêm rừng Việt Bắc là bởi niềm lo lắng, trăn trở khôn nguôi. Tiếng gọi “nỗi nước nhà luôn thổn thức trong lòng Bác khiến Bác không sao chợp mắt. Cuộc kháng chiến còn nhiều gian lao, dân tộc ta còn chịu khiếp lầm than, nô lệ thân là một vị lãnh tụ làm sao Bác có thể ngủ yên. Đây chỉ là một trong vô vàn những đêm không ngủ của Bác vì “nỗi nước nhà”
“Một canh hai canh lại ba canh
Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành”.
Những câu thơ đã thể hiện sâu sắc tình yêu đất nước, tinh thần trách nhiệm của một công dân yêu nước, thiết tha với vận mệnh dân tộc của Hồ Chí Minh.
Với chất cổ điển và hiện đại, chất hiện thực và lãng mạn, bài thơ “cảnh khuya” đã thể hiện sâu sắc sự thống nhất tự nhiên giữa tình yêu thiên nhiên và ý thức trách nhiệm trước lịch sử, xã hội của Hồ Chí Minh. Qua bài thơ ta càng thêm yêu và tự hào về vẻ đẹp cốt cách của Bác - vĩ nhân của dân tộc Việt Nam.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247