1. Truyền thuyết là gì?
A. Những câu chuyện hoang đường.
B. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử của một dân tộc.
C. Lịch sử dân tộc, đất nước được phản ánh chân thực trong các câu chuyện về một hay nhiều nhân vật lịch sử.
D. Cuộc sống hiện thực được kể lại một cách nghệ thuật.
2. Ý nghĩa nổi bật của hình tượng cái bọc trăm trứng trong truyền thuyết Con Rồng, cháu Tiên là gì? A. Giải thích sự ra đời của các dân tộc Việt Nam.
B. Ca ngợi sự hình thành nhà nước Văn Lang.
C. Tình yêu đất nước và lòng tự hào dân tộc.
D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.
3. Nhân vật Lang Liêu trong truyện Bánh chưng, bánh giầy gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt thời kì vua Hùng dựng nước?
A. Chống giặc ngoại xâm.
B. Đấu tranh, chinh phục thiên nhiên.
C. Lao động sản xuất và sáng tạo văn hoá.
D. Giữ gìn ngôi vua.
. 4. Tại sao lễ vật của Lang Liêu dâng lên vua cha là những lễ vật không gì quí bằng?
A. Lễ vật thiết yếu cùng với tình cảm chân thành.
B. Lễ vật bình dị.
C. Lễ vật quý hiếm, đắt tiền.
D. Lễ vật rất kì lạ.
5.
Sự thực lịch sử nào được phản ánh trong truyền thuyết Thánh Gióng?
A. Đứa bé lên ba không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân. B. Tráng sĩ Thánh Gióng hi sinh sau khi dẹp tan giặc Ân xâm lược.
C. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre giết giặc.
D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước.
6. Truyền thuyết Thánh Gióng phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta?
A. Vũ khí hiện đại để giết giặc.
B. Người anh hùng đánh giặc cứu nước.
C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng?
D. Tình làng nghĩa xóm.
7. Nội dung nổi bật nhất của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh là gì?
A. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.
B. Các cuộc chiến tranh chấp nguồn nước, đất đai giữa các bộ lạc.
C. Sự tranh chấp quyền lực giữa các thủ lĩnh.
D. Sự ngưỡng mộ Sơn Tinh và lòng căm ghét Thuỷ Tinh.
8. Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh phản ánh nét tâm lí chủ yếu nào của nhân dân lao động?
A. Sợ hãi trước sự bí hiểm và sức mạnh của thiên nhiên.
B. Căm thù sự tàn phá của thiên nhiên.
C. Thần thánh hoá thiên nhiên để bớt sợ hãi.
D. Vừa sùng bái, vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên.
9. Sự tích Hồ Gươm gắn với sự kiện lịch sử nào?
A. Lê Thận bắt được lưỡi gươm.
B. Lê Lợi bắt được chuôi gươm nạm ngọc.
C. Lê Lợi có báu vật là gươm thần.
D. Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.
10. Gươm thần Long Quân cho Lê Lợi mượn tượng trưng cho điều gì?
A. Sức mạnh của thần linh.
B. Sức mạnh của Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn.
C. Sức mạnh của vũ khí hiệu nghiệm.
D. Sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân.
Bài tập tự luận: Câu 1: Em hiểu thế nào là chi tiết tưởng tượng, kì ảo? Hãy nói rõ vai trò của các chi tiết này trong truyện “Con Rồng, cháu Tiên”?
-Chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có thật. Các chi tiêt này khiến cho các nhân vật và sự kiện lịch sử mang màu sắc thần thoại. Nó được gọi là truyền thuyết.
- vai trò:
+tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật
+chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ.
Qua đó, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình.
+Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
caau2 a. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói đòi đi đánh giặc.
Câu 3: Nêu ý nghĩa tượng trưng của các nhân vật Sơn Tinh, Thuỷ Tinh trong truyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh”?
-Sơn Tinh: là nhân vật tượng trưng cho sức mạnh, khát vọng chống thiên tai và ước mơ chiến thắng lũ lụt của ông cha ta.
-Thủy Tinh: Đây là nhân vật tượng trưng cho mưa bão, lũ lụt, thiên tai uy hiếp cuộc sống của con người.
1 B. Câu chuyện với những yếu tố hoang đường nhưng có liên quan đến các sự kiện, nhân vật lịch sử của một dân tộc.
2 D. Mọi người, mọi dân tộc Việt Nam phải thương yêu nhau như anh em một nhà.
3 D. Giữ gìn ngôi vua.
4 A. Lễ vật thiết yếu cùng với tình cảm chân thành.
5 D. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta đã phải liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước.
6 C. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng?
7 A. Hiện thực đấu tranh chinh phục thiên nhiên của tổ tiên ta.
8 D. Vừa sùng bái, vừa mong ước chiến thắng thiên nhiên.
9 D. Cuộc kháng chiến chống quân Minh gian khổ nhưng thắng lợi vẻ vang của nghĩa quân Lam Sơn.
10 D. Sức mạnh của sự đoàn kết nhân dân.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247