Câu 1:
Tác giả An-phông-xơ-Đô-đê (1840-1897): là nhà văn hiện thực và nhân đạo chủ nghĩa lớn của nước Pháp nửa cuối thế kỷ 19. Từ nhỏ, cậu bé Đô-đê là người thông minh và ham mê đọc sách, ông bắt đầu làm thơ và viết tiểu thuyết từ năm lên 15 tuổi. Một số tác phẩm chính của ông như: Chú nhóc (1886); Những lá thư viết từ cối xay gió (1869); ...Những tác phẩm của ông đều thấm đẫm tinh thần nhân đạo và sự tinh tế, giàu chất thơ và nhiệt thành gửi gắm niềm tin vào phẩm chất tối đẹp của con người.
Câu 2:
Câu chuyện được kể diễn ra trong hoàn cảnh là: sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát.
Tên truyện: Buổi học cuối cùng kể về buổi học tiếng mẹ đẻ cuối cùng của một ngôi trường thuộc vùng An-dát nước Pháp. Nhan đề không chỉ chứa nội dung câu chuyện mà còn thấm đẫm tinh thần nhân văn về vai trò của tiếng mẹ đẻ đối với một dân tộc sắp mất đi tự do.
Câu 3:
Truyện được kể theo lời nhân vật cậu bé Ph-răng, là ngôi kể thứ nhất, nhân vật chính xưng tôi. Truyện còn có nhiều nhân vật khác như: thầy Hamen, dụ Hô-dê, bác phát thư, dân làng. Nhân vật gây cho em ấn tượng sâu sắc nhất là thầy Hamen, là người thầy của Ph-răng trong hoàn cảnh buổi học tiếng Pháp cuối cùng trước khi toàn bộ người dân phải học tiếng Đức.
Câu 4:
Vào buổi sáng trên đường đi học, chú bé Ph-răng đã thấy có những điều khác lạ như là: Có nhiều người đứng trước bảng dán cáo thị; Trường học không ồn ào như thường ngày mà bình lặng một cách khác thường, Không khí trong lớp trang trọng, yên tĩnh và thầy Ha-men mặc lễ phục, thầy dịu dàng không giận dữ khi Ph-răng như mọi hôm. Trong lớp thì có thêm cụ Hô-de, bác phát thư, và người dân làng ngồi trong lớp
Những điều này báo hiệu cho một biến cố cực kỳ trọng đại nào đó sắp xảy đến với trường học nói riêng và toàn thể nước Pháp nói chung
Câu 5:
Diễn biến tâm trạng của chú bé Ph-răng trong buổi học:
- Đầu tiên, cậu ngạc nhiên vì những điều khác thường
- Khi biết được đây là buổi học cuối cùng: tâm trạng của cậu bé
+ Đầu tiên, là sự choáng váng, sững sờ, bất ngờ và xúc động và thương thầy giáo biết bao.
+ Tiếp theo, cậu cảm thấy nuối tiếc vì sự lười nhác học tập và sự ham chơi, giờ đây muốn được học tiếng mẹ đẻ cũng chẳng thể được nữa
+ Ân hận khi không thuộc bài và không đọc được chữ Pháp
- Khi thầy Hamen giảng:
+ Chăm chú nghe, thấy rõ ràng, dễ hiểu khác với trước đây thấy phức tạp, rắc rối, khó hiểu
+ Cậu bé thấy yêu thầy, thương thầy biết ơn thầy
+ Nhớ mãi buổi học cuối cùng này
Ý nghĩa: Ta có thể thấy, Ph-răng đã giác ngộ và hiểu ra giá trị của việc học tiếng mẹ đẻ, tha thiết muốn được học, được nóitiếng nói của dân tộc. Cậu ân hận vì những tháng ngày ham chơi của mình. Đây chính là biểu hiện của lòng yêu nước
Câu 6:
- Trang phục: mặc lễ phục
- Thái độ đối với học sinh: dịu dàng, không giận giữ trách mắng Ph-răng khi cậu bé đi học muộn và không đọc được bài. Nhiệt tình giảng dải bài học như muốn truyền hết hiểu biết của mình cho học sinh
- Những lời nói về việc học tiếng Pháp: "Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…"
Thầy còn ân hận vì việc mình đã cho học sinh nghỉ học chỉ vì muốn đi câu cá hồi, thầy nhận thấy giờ đây quân ngoại xâm sẽ có cơ hội để cười vào mình người dân Pháp không thể nói tiếng mẹ đẻ của mình.
- Hành động, cử chỉ lúc buổi học kết thúc: đứng dậy trên bục giảng, mặt tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy khuyên mọi người hãy yêu nước và giữ gìn tiếng nói của dân tộc. Thầy cầm một viên phấn, dằn mạnh hết sức, viết thật to dòng chữ “Nước Pháp muôn năm”
- Nhân vật thầy Hamen gợi cho em suy nghĩ: Thầy là người có tấm lòng yêu nước và ý thức giữ gìn tiếng nói của dân tộc
Câu 7:
- Câu văn sử dụng phép so sánh: Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù
Tác dụng: nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ đối với cuộc sống và vận mệnh của cả 1 quốc gia và dân tộcnhư việc có được chìa khóa để đạt được sự tự do.
Câu 8:
Câu nói đã khẳng định được tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ đối với vận mệnh của mỗi quốc gia, dân tộc. Khi một dân tộc phải hứng chịu ách thống trị, chừng nào dân tộc ấy vẫn còn giữ được tiếng mẹ đẻ thì họ vẫn còn bản sắc văn hóa, vẫn còn những giá trị nguyên bản của dân tộc mình và vẫn còn sức mạnh để giành lại được độc lập, tự do khỏi quân thù. Đây là câu nói sâu sắc nhất của văn bản, mang ý nghĩa và thông điệp đầy nhân văn của truyện.
Câu 9:
Sau khi học xong văn bản này, điều mà em nhận thức được đó là vai trò của tiếng mẹ đẻ. Đối với mỗi quốc gia dân tộc, tiếng mẹ đẻ có vai trò vô cùng to lớn về mặt đời sống tinh thần và vật chất đối với mỗi cá nhân. Thật vậy, tiếng mẹ đẻ không chỉ ăn sâu trong tiềm thức về đời sống văn hóa mà còn là niềm tự hào, tự tôn dân tộc của bất cứ nơi đâu. Đầu tiên, tiếng mẹ đẻ chính là phương tiện giao tiếp trong đời sống trong phạm vi mỗi quốc gia, dân tộc. Nhờ chung tiếng nói mà việc buôn bán, giao thương và vận hành trong mỗi quốc gia được thuận lợi và tiến hành. Lời ăn tiếng nói đi sâu vào đời sống của cá nhân hàng ngày, trở thành ngôn ngữ giao tiếp chẳng thể thay thế. Thứ hai, tiếng mẹ đẻ chính là cốt lõi trong đời sống tinh thần của dân tộc. Từ ngôn ngữ mẹ đẻ mà những nếp sống tinh thần và đời sống văn hóa, phong tục tập quán được hình thành và gây dựng. Mỗi dân tộc có tiếng nói riêng và ngôn ngữ chính là phương tiện để dân tộc có thể nói lên những khát vọng và sức mạnh của mình. Cuối cùng, tiếng mẹ đẻ chính là vũ khí để dân tộc, quốc gia có thể thoát khỏi vòng xiềng xích và kiếp nô lệ. Chỉ khi tiếng mẹ đẻ vẫn còn thì quốc gia đó sẽ còn cơ hội để giành được độc lập và tự do cũng như không bị đồng hóa. Tóm lại, tiếng mẹ đẻ có vai trò cực kỳ to lớn và quan trọng đối với đời sống tinh thần cũng như niềm tự hào dân tộc của mỗi dân tộc.
Để giữ gìn và bảo vệ tiếng việt, em sẽ cố gắng học tập thật tốt, hạn chế sử dụng từ hán việt nếu như đã có từ thuần việt thay thế trong lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Câu 1 : Đôi nét về tác giả: An-phông-xơ Đô-đê
- An-phông-xơ Đô-đê (1840-1897), nhà văn Pháp
- Tác giả của nhiều tập truyện ngắn nổi tiếng như: Một thời niên thiếu, Những cuộc phiêu liêu kì diệu của Tactaranh ở Taraxcong…
Câu 2:
1. Bối cảnh của truyện
Truyện “Buổi học cuối cùng” lấy bối cảnh từ một biến cố lịch sử: Sau cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870-1871, nước Pháp thua trận, hai vùng An-dát và Lo-ren giáp biên giới với Phổ bị nhập vào nước Phổ. Cho nên các trường học ở hai vùng này bị buộc học tiếng Đức. Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng thuộc vùng An-dát
2. Tóm tắt
Chuyện kể về buổi học tiếng Pháp cuối cùng ở vùng An-dát qua lời kể của cậu học trò Phrăng. Sáng hôm ấy, cậu bé Phrăng đến lớp hơi muộn và ngạc nhiên khi thấy lớp học có vẻ khác thường. Cậu thực sự choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học tiếng Pháp cuối cùng. Cậu thấy tiếc nuối và ân hận vì bấy lâu nay đã bỏ phí thời gian, đã trốn học đi chơi và ngay sáng nay cậu cũng phải đấu tranh mãi mới quyết định đến trường. Trong buổi học cuối cùng đó không khí thật trang nghiêm. Thầy Ha-men đã nói những điều sâu sắc về tiếng Pháp, đã giảng bài say sưa cho đến khi đồng hồ điểm 12 giờ. Kết thúc buổi học, thầy nghẹn ngào không nói nên lời, thầy cố viết thật to lên bảng: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM".
Câu 3:
1. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “vắng mặt con”): Quang cảnh trên đường đến trường và cảnh ở trường trước buổi học qua sự quan sát của Phrăng.
- Phần 2 (tiếp đó đến “nhớ mãi buổi học cuối cùng này”): Diễn biến buổi học cuối cùng và tâm trạng của mọi người
- Phần 3 (còn lại): Cảnh kết thúc buổi học cuối cùng
2. Giá trị nội dung
Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An-dát bị quân Phổ chiếm đóng và hình ảnh cảm động của thầy Ha-men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”
3. Giá trị nghệ thuật
- Miêu tả nhân vật qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng
- Ngôi kể thứ nhất, làm cho câu chuyện trở nên sinh động, chân thực, hấp dẫn
- Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành, xúc động
Câu 4:
- Tâm trạng của Phrăng trước buổi học: thoáng ý nghĩ trốn học và rong chơi ngoài đồng nội nhưng cưỡng lại được và sau đó chú bé ba chân bốn cẳng chạy đến trường
Câu 5:
* Cậu bé Phrang
- Khi biết được đây là buổi học cuối cùng
+ Choáng váng, sững sờ, bất ngờ và xúc động
+ Nuối tiếc vì sự lười nhác học tập và sự ham chơi
+ Ân hận khi không thuộc bài
- Khi thầy giảng:
+ Chăm chú nghe, thấy rõ ràng, dễ hiểu (trước đây thấy phức tạp, rắc rối, khó hiểu)
+ Thấy yêu thầy, biết ơn thầy
+ Nhớ mãi buổi học cuối cùng này
→ Phrang hiểu giá trị của việc học tiếng mẹ đẻ, tha thiết muốn được học,được yêu tiếng nói của dân tộc và xét đến cùng đó là biểu hiện của lòng yêu nước
Câu 6:
Thầy Ha-men
- Thái độ với học sinh:
+ Không giận dữ, dịu dàng nhắc nhở, không trách phạt
+ Nhiệt tình giảng dải bài học như muốn truyền hết hiểu biết của mình cho học sinh
- Tâm niệm của học sinh: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”
→ Khẳng định sức mạnh to lớn của dân tộc, sức sống của dân tộc nằm trong tiếng nói – đó là biểu hiện của lòng yêu nước
Câu 7: Xin lỗi cậu tớ không biết nhé cậu thông cảm cho tớ ạ
Câu 8:
Truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: “Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”
Câu 9:
Bài học cho bản thân:yêu nước, giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt,…
Câu nói của thầy Ha- men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Tiếng nói của dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo cùa bao thế hệ qua hàng ngàn năm, là thứ tài sản vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy phải biết yêu quý giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói cùa dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà nó còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại độc lập, tự do.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247