Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 I. TRẮC NGHIỆM ( 5.0 điểm) Khoanh tròn vào chữ...

I. TRẮC NGHIỆM ( 5.0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ? A. Người cha mái tóc bạc.

Câu hỏi :

I. TRẮC NGHIỆM ( 5.0 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất. Câu 1: Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ? A. Người cha mái tóc bạc. B.Bóng Bác cao lồng lộng. C.Bác vẫn ngồi đinh ninh. D.Chú cứ việc ngủ ngon. Câu 2: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không sử dụng phép hoán dụ? A. Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác. B. Miền Nam đi trước về sau. C. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy. D. Hình ảnh miền Nam luôn ở trong trái tim Bác. Câu 3: Hình ảnh nào sau đây không phải là hình ảnh nhân hóa? A. Cây dừa sải tay bơi. B. Cỏ gà rung tai. C. Bố em đi cày về. D. Kiến hành quân đầy đường. Câu 4: Câu nào sau đây định nghĩa đúng cho biện pháp nghệ thuật so sánh ? A. Gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ tương đồng. B.Gọi tên sự vật này bằng tên sự vật hiện tượng khác có quan hệ toàn thể - bộ phận. C. Đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng. D.Gọi tên hoặc tả con vật, đồ vật bằng những từ dùng để tả hoặc nói về con người. Câu 5: Trong các câu văn sau, câu nào không sử dụng phép so sánh? A. Trên gác cao nhìn xuống, hồ như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng long lanh. B. Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn. C. Rồi cả nhà – trừ tôi – vui như tết khi bé Phương, qua giới thiệu của chú Tiến Lê, được mời tham gia trại thi vẽ quốc tế. D. Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ. Câu 6: Phép nhân hóa trong câu: “Chị Cốc rỉa lông cánh một lát nữa rồi lại bay là xuống đầm nước...” được tạo ra bằng cách nào? A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật. B. Dùng những từ vốn chỉ hoạt động của người để chỉ hoạt động của vật. C. Dùng những từ vốn chỉ tính chất. D. Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. Câu 7: Phó từ đứng trước động từ, tính từ không bổ sung cho động từ, tính từ ý nghĩa gì? A.Quan hệ thời gian, mức độ. B.Sự tiếp diễn tương tự. C.Sự phủ định cầu khiến. D.Quan hệ trật tự. Câu 8: Câu “Thế là mùa xuân mong ước đã đến” phó từ đã bổ sung ý nghĩa: Chỉ sự tiếp diễn tương tự. B. Chỉ mức độ. C. Chỉ quan hệ thời gian. D. Chỉ sự cầu khiến. Câu 9: “ Dù ai nói ngả nói nghiêng, Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” ( Ca dao) Câu thứ hai có sử dụng phép so sánh: A. Người với người. B. Vật với vật. C. Cái cụ thể với cái trừu tượng. D. Cái trừu tượng với cái cụ thể. Câu 10: Từ ngữ chứa hình ảnh ẩn dụ trong câu: “Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” A. Thuyền- bến. B. Bến -dạ. C. Thuyền- dạ . D. Bến- nhớ. II.TỰ LUẬN ( 5.0 điểm) Câu 1 ( 2 điểm): Tìm và phân tích phép so sánh (theo mô hình của phép so sánh) trong các câu thơ sau: a. Ngoài thềm rơi chiếc lá đa Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng. (Trần Đăng Khoa) b. “Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay”. ( Đỗ Trung Quân) Câu 2 (3 điểm) : Viết một đoạn văn ngắn ( 5> 7 câu) tả cảnh thiên nhiên có sử dụng phép tu từ nhân hóa. Gạch chân.

Lời giải 1 :

Cho câu trả lời hay  

1.a

2.a 

3.c

4.b

5.d

6.b

7.a

8.c

9.c

10.a

tự luận:

câu 1:

a. Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi / rất mỏng / như / là rơi nghiêng. (Trần Đăng Khoa)

 Vế A         PDSS        Từ Ss          Vế B

b. Quê hương / là / chùm khế ngọt

       Vế A        Từ ss     Vế B

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương / là /  đường đi học

   Vế A        Từ ss     Vế B

Con về rợp bướm vàng bay. (Đỗ Trung Quân)

Thảo luận

Lời giải 2 :

I. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: A. Người cha mái tóc bạc.

Câu 2: C. Gửi miền Bắc lòng miền Nam chung thủy.

Câu 3: C. Bố em đi cày về.

Câu 4: C. Đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng.

Câu 5: D. Mặt chú bé tỏa ra một thứ ánh sáng rất lạ.

Câu 6: A. Dùng từ vốn gọi người để gọi vật.

Câu 7: A. Quan hệ thời gian, mức độ.

Câu 8: C. Chỉ quan hệ thời gian.

Câu 9: C. Cái cụ thể với cái trừu tượng.

Câu 10: A. Thuyền - bến.

II. TỰ LUẬN:

Câu 1:

a) Câu sd phép so sánh: "Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng".

    Vế A     Phương diện so sánh     Từ so sánh          Vế B

Tiếng rơi            rất mỏng                  như là        rơi nghiêng

b) Câu sd phép so sánh: "Quê hương là chùm khế ngọt/ Quê hương là đường đi học".

     Vế A            Phương diện so sánh     Từ so sánh                Vế B

Quê hương               Không có                     là                chùm khế ngọt

Quê hương               Không có                     là                đường đi học

Chúc e học tốt!

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247