Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Câu 1: Theo em, vị trí quan sát để miêu...

Câu 1: Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong văn bản Vượt thác là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao? Câu 2: Hãy

Câu hỏi :

Câu 1: Theo em, vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện trong văn bản Vượt thác là ở chỗ nào? Vị trí quan sát ấy có thích hợp không? Vì sao? Câu 2: Hãy tìm những chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác. Nêu ý nghĩa của hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như "một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh". Câu 3: Hai văn bản Sông nước Cà Mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh sông nước. Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả. Câu 4: Nhân vật thầy giáo Ha-men trong văn bản Buổi học cuối cùng đã được miêu tả như thế nào? Để làm rõ điều đó, em hãy tìm các chi tiết miêu tả nhân vật này về các phương diện: trang phục, thái độ đối với học sinh, những lời nói về việc học tiếng Pháp, hành động và cử chỉ lúc kết thúc buổi học

Lời giải 1 :

Câu 1:

- Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài theo trình tự tuyến tính (hành trình của con thuyền)

+ Tả cảnh ở vùng đồng bằng êm đềm, thơ mộng, không gian mở ra rộng lớn, phóng khoáng

+ Cảnh sắp đến đoạn nguy hiểm có nhiều thác ghềnh thì sự vật hiện ra đột ngột “ núi cao như đột ngột hiện ra chắn trước mặt”

+ Đến đoạn vượt thác đặc tả cảnh dữ dội, nguy hiểm của địa hình

- Vị trí của người kể: trên con thuyền nhìn ra dòng sông và cảnh vật đôi bờ.

-Đây là vị trí thuận lợi cho việc miêu tả chân thực cảnh thiên nhiên và con người, vì nó động chứ không tĩnh lại. 

Câu 2:

- Hành động của con người : nhanh, mạnh

- Dòng nước hung hãn : nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn.

Trong khung cảnh đó, hình ảnh dượng Hương Thư được miêu tả nổi bật :

- Ngoại hình :

+ như pho tượng đồng đúc

+ các bắp thịt cuồn cuộn

+ hai hàm răng cắn chặt

+ quai hàm bạnh ra

- Hành động :

+ Đánh trần đứng sau lái, co người phóng sào xuống dòng sông.

+ Ghì chặt lấy sào, láy thế trụ lại giúp hai chiếc sào kia phóng xuống.

+ Thả sào, rút sào, rập hàng nhanh như cắt.

- Một số so sánh đã được dùng :

+ Sử dụng thành ngữ : nhanh như cắt, như một pho tượng đồng đúc.+ Dùng hình ảnh cường điệu : hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.- Hình ảnh so sánh dượng Hương Thư giống như "một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh" gợi sự liên tưởng với những hình ảnh huyền thoại anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường của những Đăm Săn, Xinh Nhã bằng xương bằng thịt đang hiển hiện trước mặt người đọc, nhằm khắc họa nổi bật và tôn vinh sức mạnh của con người nhằm chế ngự thiên nhiên. Ngoài ra, cách so sánh này còn đối lập mạnh mẽ với một hình ảnh dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ - qua đó tác giả khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động : khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đười thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn, thử thách. 

Câu 3:

Vượt thác

Cảnh thiên nhiên

Vừa rất êm đềm thơ mộng: “ thuyền rẽ sóng lướt bon bon, bãi dâu trải bạt ngàn đến tận làng xa tít.

Vừa rất hùng vĩ dữ dội lắm thác dữ: Núi cao đột ngột hiện ra, nước ở trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng, nhiều cây cổ thụ.

Nghệ thuật miêu tả

Lời kể theo ngôi thứ nhất, lối kể chuyện tự nhiên.

Điểm nhìn từ trên thuyền, một vị trí rất thích hợp.

Cách miêu tả tinh tế sử dụng nhiều phương pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa, bằng lối chấm phá.

Sông nước Cà Mau

Cảnh thiên nhiên

Rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã.

Kênh rạch chằng chịt.

Chợ liền sông, chợ ngay trên sông.

Rừng đước tầng tầng, lớp lớp.

Nghệ thuật miêu tả

Lời kể theo ngôi thứ nhất.

Vị trí của người kể ngồi ở trên thuyền.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247