Trong giờ viết tập, thầy đã chuẩn bị sẵn những tờ mẫu mới tinh trông như những lá cờ nhỏ bay phấp phới, trên có viết các từ Pháp, An-dát bằng chữ trông thật đẹp. Qua đó, thầy muốn khắc ghi trong tâm tưởng mọi người một chân lí: An-dát vẫn mãi mãi thuộc về nước Pháp, như máu chảy về tim, bất chấp ý muốn ngạo ngược của kẻ thù! Cả lớp im phăng phắc, chăm chú tập viết. Chỉ còn nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt, tiếng bồ câu gù thật khẽ trên mái nhà. Ai nấy đều nhận ra ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng nói dân tộc.
Khi học trò tập viết, thầy Ha-men thầy đăm đăm nhìn ngắm những đồ vật thân thuộc đã gắn bó với thầy suốt bốn mươi năm dạy học. Qua ánh mắt đau đáu ấy, thầy muốn mang theo hình ảnh thân thương của ngôi trường, của các học trò trong suốt phần đời còn lại. Trái tim thầy tan nát khi phải rời xa mái trường thân yêu, xa đám học trò nhiều phen khiến thầy phải phiền lòng nhưng chúng đã là tất cả cuộc đời thầy. Đau lòng nhưng thầy vẫn đủ can đảm để dạy cho đến phút cuối cùng. Khi chuông đồng hồ điểm 12 giờ, thầy đứng lặng trên bục giảng, người tái nhợt, tấm lưng của thầy bỗng còng hẳn xuống bởi một gánh nặng vô hình nào đó. Thầy nghẹn ngào nói không hết câu chào từ biệt. Bất ngờ, thầy quay về phía bảng, lấy hết sức bình sinh, viết thật to dòng khẩu hiệu: “Nước Pháp muôn năm!”.
Thực sự nước Pháp, cũng như các quốc gia khác trên thế giới đã thành bất tử trong tâm hồn của bao thế hệ học trò nhờ sự truyền giảng nhiệt thành về tình yêu Tổ quốc, yêu ngôn ngữ dân tộc của những người thầy đáng kính, giàu tâm huyết như thầy giáo Ha-men trong tác phẩm của nhà văn A. Đô-đê.
1. Mở bài: Giới thiệu đối tượng cần miêu tả: Cảnh lớp học. (Để miêu tả được cảnh lớp học, em cần nhập vai vào một nhân vật trong tác phẩm, có thể tả bằng lời của cậu bé Phrăng, một học sinh khác hay một người dân làng tham gia vào lớp học hôm ấy... Ad sẽ hướng dẫn cho em nhập vai vào nhân vật Phrang)
2. Thân bài
- Cảnh lớp học hôm ấy có gì đặc biệt?
+ Ngày thường: ồn ào, náo nhiệt; hôm ấy, im ắng lạ thường.
+ Vẫn với bảng đen, phấn trắng, vẫn với những người học trò quen thuộc; song lớp học hôm ấy thật đông - bởi có thêm sự tham dự của dân làng. Từ những cụ già tóc bạc trắng cho đến những đứa trẻ giống như chúng tôi, ai nấy đều chăm chú theo lời dạy của thầy Ha-men...
+ Trước mắt chúng tôi là hình ảnh thầy Ha - men đáng kính. Trong buổi học hôm ấy, thầy Ha- men có gì đặc biệt? (Chú ý miêu tả bộ trang phục của thầy)
- Vào tiết học hôm ấy, mọi người đã học tập như thế nào?
+ Thầy giáo say sưa giảng bài, rất nhẹ nhàng giảng giải cho chúng tôi.
+ Học sinh cuốn vào bài học, ai cũng cố gắng đọc thật to, rõ ràng bài học. Ngay cả những cụ già cũng ngồi tập viết, ngồi đánh vần từng chữ...
- Khi nghe thầy Ha- men nói đây là buổi học cuối cùng, mọi người có thái độ như thế nào? (Chú ý miêu tả nét mặt, cử chỉ...)
- Cuối buổi, hình ảnh thầy Ha-men hiện lên như thế nào? (“thầy Ha-men đứng lặng im trên bục và đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy…”, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy viết thật to lên bảng bằng tất cả tình cảm và lòng tự hào về tiếng Pháp, nước Pháp: “Nước Pháp muôn năm!”...)
3. Kết bài: Cảm xúc, suy nghĩ của em về buổi học cuối cùng
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247