Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 * Tập làm văn : Hãy phát biểu cảm nghĩ...

* Tập làm văn : Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ "Cảnh Khuya" của Chỉ Tịch Hồ Chí Minh (Viết bài văn ạ, không chép mạng và tự làm, các bạn các anh chị

Câu hỏi :

* Tập làm văn : Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ "Cảnh Khuya" của Chỉ Tịch Hồ Chí Minh (Viết bài văn ạ, không chép mạng và tự làm, các bạn các anh chị giúp em cho em tham khảo với ạ)

Lời giải 1 :

Mon gửi:

Chữ xấu mong bỏ qua.

image
image

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đáp án:

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ muôn vàn kính yêu - được nhân dân ta và thế giới suy tôn là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa. Trong hoạt động và lãnh đạo cách mạng, mỗi khi gặp một hoàn cảnh đặc biệt nào đó, Người thường sáng tác thơ ca. Trong số thơ kháng chiến, bài thơ “Cảnh Khuya” là một bài thơ khác đặc sắc được Bác viết năm 1947, vào một đêm trăng đẹp ở rừng Việt Bắc, gợi biết bao nỗi niềm:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”

Hai câu đầu tả cảnh trăng rừng Việt Bắc. Câu thơ thứ nhất tả âm thanh tiếng suối trong vắt vẳng từ xa lại. Nghe tiếng suối, nhà thơ ngỡ như nghe tiếng ai đó đang há. Nghệ thuật so sánh ở đây thật đặc sắc. Bác Hồ - trong thời đại ngày nay - đã so sánh tiếng suối, âm thanh của tự nhiên với tiếng người hát, âm thanh phát ra từ con người. Sống giữa thiên nhiên, Bác luôn cảm thấy như được sống với con người. Điều ấy cho thấy Bác luôn coi thiên nhiên là bè bạn, tri kỉ, tri âm biết chia sẻ buồn vui với mình. Câu thơ thứ hai: “Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa” tiếp tục tả xảnh thiên nhiên, một bức tranh thiên nhiên dạt dào sức sống. Đây là bức tranh có nhiều tầng lớp, nhiều đường nét, hình khối và lung linh ánh sáng. Có nét đậm là dáng hình của vòm cổ thụ ở trên cao lấp loáng ánh trăng. Có nét thanh mảnh ảo huyền là bóng lá, bóng trăng in vào khóm hoa, in lên mặt đất hay trên sàn nhà lấp lánh, xao đọng như những hình hoa thêu dệt. Bức tranh chỉ dùng hai màu sáng và tối nhưng đã tạo nên một vẻ đẹp lung linh chập chờn, ấm áp và hòa hợp giữa các chi tiết của thiên nhiên, tạo vật. Điều đó được Bác biểu hiện ở điệp từ “lồng”. Ta đọc bài thơ mà ngỡ rằng trăng, cổ thụ và hoa ba vật thể cách nhau ngàn trùng, cao thấp, lớn bé cũng khác nhau, nhưng vẫn “lồng vào nhau, soi sáng cho nhau, nâng đỡ nhau cùng nhau tạo nên bức tranh tuyệt mĩ.Thiên nhiên bao giờ, ở đâu cũng đều như vậy, xong điều quyết định vẻ đẹp tươi (hay sự xấu xa buồn thẳm) của bức tranh thiên nhiên là ở lòng người. Hồ Chí Minh, Bác đã thổi vào cánh rừng đêm Việt Bắc một linh hồn để dựng lại một bức tranh lung linh, sống động. Đến hai câu cuối, cảnh đêm rừng Việt Bắc vừa khẳng định đẹp như tranh, vừa gợi biết bao nỗi niềm tâm trạng của người ngắm cảnh. Đối với tâm hồn nhạy cảm mang phong thái thi sĩ thì Bác Hồ khẳng định cảnh đêm rừng Việt Bắc đẹp như tranh là điều rõ ràng. Người đã thức vì say sưa thưởng thức cảnh đẹp ấy đến độ quên giấc ngủ. Chứng tỏ Bác là một con người yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp. Tấm lòng yêu cảnh đẹp thiên nhiên, đất nước chính là tấm lòng yêu quê hương của Bác. Song hồn thơ của Bác vẫn tiếp tục xao động. Hai chữ “chưa ngủ” không chỉ sơ kết ba dòng thơ, biểu hiện tấm lòng nhà thơ với cảnh đẹp mà còn mở ra một cung bậc cảm xúc mới. Chưa ngủ được điệp lại và dẫn dắt theo một dòng thơ, dòng tình cảm bất ngờ, khơi sâu cảm xúc cả bài thơ: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”. Điệp từ chưa ngủ như cái bản lề khép mở hai phía tâm trạng của một con người: càng say mê, yêu mến cảnh Việt Bắc bao nhiêu thì Người càng thao thức nghĩ suy, lo lắng về sự nghiệp kháng chiến, về việc nước, việc dân bấy nhiêu. Hai nét tâm trạngấy thống nhất trong Bác, thể hiện sự hài hòa phong thái thi sĩ và cốt cách chiến sĩ của anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh.

Cảnh Khuya vừa là bài thơ tả cảnh, ngụ tình vừa trực tiếp giãi bày tình cảm, tâm trạng của Bác Hồ vào những năm tháng đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. Đọc bài thơ, ta vô cùng cảm mến, trân trọng tình yêu thiên nhiên và tấm lòng yêu nước, tinh thần trách nghiệm lớn lao của Bác đối với việc dân, việc nước.

Đây là bài làm của mình! Chúc bạn học tốt nhe!

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247