Trang chủ Sinh Học Lớp 9 Giúp mik vs mn ơi hơi gấp một tí ạ...

Giúp mik vs mn ơi hơi gấp một tí ạ câu hỏi 3021162 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Giúp mik vs mn ơi hơi gấp một tí ạ

image

Lời giải 1 :

Câu 1:

$1$, Diễn biến cơ bản của NST ở các kì của nguyên phân:

-Kì trung gian:

+NST ở dạng sợi mảnh duỗi xoắn cực đại

+Diễn ra sự nhân đôi NST

-Kì đầu: 

+Tâm động dính vào sợi tơ vô sắc của thoi phân bào

+Các NST bắt đầu đóng xoắn và co ngăn

+Màng nhân và nhân con tiêu biến

+Các NST kép dính nhau ở tâm động 

-Kì giữa:

+Các NST đóng xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo

-Kì sau:

+Mối NST kép tách thành 2 NST đơn và di chuyển về 2 cực của tế bào

-Kì cuối:

+NST dãn xoắn

+Màng nhân và nhân con xuất hiện trở lại

$2$,

Kết quả của nguyên phân:

Từ 1 tế bào mẹ có bộ NST $2n$ tạo ra 2 tế bào con giống nhau và giống mẹ có bộ NST $2n$

$2$, Diễn biến cơ bản của NST ở các kì của giảm phân:

Giảm phân I:

-Kì trung gian:

+NST ở dạng sợi mảnh duỗi xoắn cực đại

+Diễn ra sự nhân đôi NST

-Kì đầu: 

+Tâm động dính vào sợi tơ vô sắc của thoi phân bào

+Các NST bắt đầu đóng xoắn và co ngăn

+Các NST kép dính nhau ở tâm động 

-Kì giữa:

+Các NST đóng xoắn cực đại và tập trung thành 2 hàng trên mặt phẳng xích đạo

-Kì sau:

+Mối NST kép  di chuyển về 2 cực của tế bào

-Kì cuối:

+NST dãn xoắn

Giảm phân II:

-Kì đầu: 

+Tâm động dính vào sợi tơ vô sắc của thoi phân bào

+Các NST bắt đầu đóng xoắn và co ngăn

+Các NST kép dính nhau ở tâm động 

-Kì giữa:

+Các NST đóng xoắn cực đại và tập trung thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo

-Kì sau:

+Mối NST kép tách thành 2 NST đơn và di chuyển về 2 cực của tế bào

-Kì cuối:

+NST dãn xoắn

Câu 2:

-$Aa$ giảm phân cho $2$ loại giao tử $A,a$

-$AaBb$ giảm phân cho $4$ loại giao tử $AB,Ab,aB,ab$

-$AaBB$ giảm phân cho $2$ loại giao tử $AB,aB$

-$AaBbDD$ giảm phân cho $4$ loại giao tử $ABD,AbD,aBD,abD$

-$AaBBDd$ giảm phân cho $4$ loại giao tử $ABD,ABd,aBD,aBd$

Câu 3:

Moocgan chọn ruồi giấm làm đối tượng nghiên cứu di truyền vì:

+Dễ nuôi trong phòng thí nghiệm

+Đẻ nhều, vòng đời ngắn (10-14 ngày)

+Có nhiều biến dị dễ quan sát

+Bộ NST ít ( 2n-8) , có NST khổng lồ ở tuyến nước bọt

Câu 4:

-Nội dung quy luật phân li: Mỗi tính trạng đều do 1 cặp alen quy định , một có nguồn gốc từ bố , một có nguồn gốc từ mẹ và các alen tồn tai trong tế bào của cơ thể một cách riêng rẽ, không pha trộn nhau.Khi giảm phân , các alen cùng cặp phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này ,50% giao tử chứa alen kia.

-Nội dung quy luật phân li độc lập: Khi các cặp alen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau thì chúng sẽ phân li độc lập trong quá trình hình thành giao tử.

Câu 5:

$a$,

$F1$ thu được toàn hoa đỏ 

⇒Hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng 

$b$,

$F1$ đồng tính ⇒$P$ thuần chủng

Cây hoa đỏ thuần chủng có KG $AA$

Cây hoa trắng có KG $aa$

Sơ đồ lai:

$P:$ $AA$  ×   $aa$
$Gp:$ $A$         $a$

$F1:$

        Kiểu gen: $Aa$

        Kiểu hình: $100$% hoa đỏ

$F1×F1:$ $Aa$    ×      $Aa$

$G_{F1}:$  $A,a$           $A,a$

$F2:$

        Kiểu gen: $1AA:2Aa:1aa$

        Kiểu hình: $3$ hoa đỏ : $1$ hoa trắng

Câu 6:

Cấu tạo hóa học của AND:

-ADN là một acid nucleic , cấu tạo từ các nguyên tố C,H,O,N,P

-ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân , đơn phân là các nucleotid,có 4 loại nu

-Mỗi nucleotid gồm  3 thành phần :

+1 phân tử đương

+1 phân tử acid phosphoric

+1 trong 4 loại bazo nito A,T,G,X

- Trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN, các nu liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị bền vững.

-Trên mạch kép các cặp nu liên kết với nhau bằng liên kết hidro giữa các cặp bazo nito bổ sung.

Quá trình tổng hợp ADN:

+ Mạch khuôn: 2 mạch của ADN

+Chiều tổng hợp: diễn ra trên cả 2 mạch của ADN theo chiều ngược nhau

+Nguyên tắc:  Nguyên tắc bổ sung: A-T,G-X 

                        Nguyên tắc bán bảo toàn

                        Nguyên tắc khuôn mẫu

Diễn biến:

+Khởi đầu: Nhờ enzyme tháo xoắn 2 mạch đơn của ADN mẹ tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn .

+Tổng hợp mạch ADN mới: 

Enzyme ADN pol lần lượt liên kết các nu tự do môi trường nội bào với nu trên mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung :

Trên mạch khuôn có chiều 3'-5' mạch mới được tổng hợp liên tục 

Trên mạch khuôn có chiều 5'-3' mạch mới được tổng hợp ngắt quãng tạo nên các đoạn okazaki. Các đoạn okazaki được nối lại với nhau nhờ enzyme nối Ligaza

+Hai phân tử ADN mới được hình thành: Mạch mới được tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn  ( 1 mạch mới được tổng hợp và 1 mạch của ADN mẹ ban đầu) đóng xoắn lại với nhau tạo nên ADN con.

Kết quả : 2 ADN con tạo ra có cấu trúc giống nhau và giống ADN mẹ ban đầu

Câu 7:

$b$,

Tổng số nu của gen:

$N=L÷3,4×2=4080÷3,4×2=2400nu$

$a$,

Số chu kì xoắn của ADN:

$C=N÷20=2400÷20=120$

Khối lượng của gen:

$M=N×300=2400×300=720000đvC$

Thảo luận

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247