Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 CÂU 1: từ xét về mặt cấu tạo a. Từ...

CÂU 1: từ xét về mặt cấu tạo a. Từ ghép có những loại nào? Nghĩa của từ ghép? Cho ví dụ minh họa. b. Từ láy có những loại nào: nghĩa của từ láy: cho ví dụ . Câ

Câu hỏi :

CÂU 1: từ xét về mặt cấu tạo a. Từ ghép có những loại nào? Nghĩa của từ ghép? Cho ví dụ minh họa. b. Từ láy có những loại nào: nghĩa của từ láy: cho ví dụ . Câu 2 từ xét về mặt nghĩa Từ xét về nghĩa khái niệm cách sử dụng ví dụ minh Từ đồng âm Từ đồng nghiã Từ trái nghĩa Lưu ý: các em cần phân biệt từ đồng âm với từ nhiều nghĩa Câu 3: từ loại Thế nào là đại từ? kể tên các loại đại từ? cho ví dụ minh họa? - Quạn hệ từ là gì? Cách sử dụng quan hệ từ? nêu các lỗi thường gặp về quan hệ từ? cho ví dụ. Câu 4: Từ Hán Việt Đơn vị cấu tạo từ Hán Việt ? Nêu các loại từ ghép Hán Việt? Cách sử dụng từ Hán Việt Câu 5: Thành ngữ là gì? Cách sử dụng thành ngữ? nghĩa của thành ngữ? chức vụ? Câu 6: Nêu khái niệm điệp ngữ kể các loại điệp ngữ? tác dụng của điệp ngữ? cho ví dụ. - Chơi chữ là gì? Kể tên các lối chơi chữ. Cho VD. C. PHẦN TẬP LÀM VĂN Câu 1: tìm hiểu chung về văn biểu cảm - Thế nào là văn biểu cảm? đặc điểm của văn biểu cảm? - Các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm? - Tình cảm trong văn biểu cảm? Câu 2: Cách làm bài văn biểu cảm - Nêu các cách lập ý của bài văn biểu cảm? - Nêu dàn bài của văn biểu cảm? - Nêu cách viết vài văn biểu cảm về sự vât, con người - Cách viết văn biểu cảm về tác phẩm văn học. BÀI TẬP: BÀI 1: Câu 1. (2,0 điểm) Trong bài thơ Lượm của Tố Hữu (Ngữ văn 6, tập 2) là thể thơ 4 chữ gồm 15 khổ thơ, nhưng có khổ thơ được cấu tạo đặc biệt: Ra thế Lượm ơi! và lại có khổ thơ chỉ có một câu: Lượm ơi còn không? Em hãy phân tích tác dụng của cách diễn đạt trên trong việc biểu đạt cảm xúc của tác giả. Câu 2. (2,5 điểm) Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ sau đây: Thời gian chạy qua tóc mẹ Một màu trắng đến nôn nao Lưng mẹ cứ còng dần xuống Cho con ngày một thêm cao. Mẹ ơi trong lời mẹ hát Có cả cuộc đời hiện ra Lời ru chắp con đôi cánh Lớn rồi con sẽ bay xa ... (Trích Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương) Câu 3. (5,5 điểm) Một đêm thanh vắng, em ngồi học bài. Kim đồng hồ hối hả từng bước đi của thời gian. Hãy tả lại cảnh đó và tưởng tượng qua tiếng tích tắc, tích tắc, chiếc đồng hồ muốn nói với em điều gì. BÀI 2: Bài 1 (3,0 điểm). Cảm nhận bài ca dao sau: Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ canh gà Thọ Xương Mịt mù khói toả ngàn sương Nhịp chày Yên Thái mặt gương Tây Hồ Bài 2 (7,0 điểm).      Từ các văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” của Ét-môn- đô đơ A-mi-xi, “Cuộc chia tay của những con búp bê” - Khánh Hoài. Hãy bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và bộc lộ niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó.

Lời giải 1 :

Khái niệm: Từ ghép là từ phức tạo ra bằng cách ghép các tiếng có quan hệ về nghĩa với nhau.

Từ ghép được chia làm 2 loại đó là từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.

Phân loại từ ghép

+ Từ ghép chính phụ: trong từ ghép được chia làm từ chính và từ phụ, từ phụ có nhiệm vụ giúp bổ sung nghĩa cho từ chính. Thông thường từ chính sẽ được trước còn từ phụ đi theo sau bổ nghĩa cho từ chính, nghĩa của từ ghép chính phụ thường hẹp.

Ví dụ:

– Xe máy: Xe là tiếng chính còn “đạp” là tiếng phụ

– Bút máy: Bút là tiếng chính còn “máy” là tiếng phụ

– Vàng hoe: vàng là tiếng chính còn hoe là tiếng phụ

– Ông ngoại: Ông là tiếng chính còn ngoại là tiếng phụ

+ Từ ghép đẳng lập sẽ không có phân biệt từ nào chính từ nào phụ. Thông thường nghĩa của từ ghép đẳng lập rộng hơn so với các từ đơn lẻ.

Ví dụ:

– Quần áo: hai tiếng đều bình đẳng nhau về nghĩa

– Nhà cửa

-Sách vở

-Vợ chồng

Từ láy là gì?

– Là từ được tạo thành bởi các tiếng giồng nhau về vần, thường từ trước là tiếng gốc và từ sau sẽ láy âm hoặc vần của tiếng gốc.

– Các tiếng đó có thể là một tiếng hoặc cả hai tiếng đều không có nghĩa nhưng khi ghép lại tạo thành một từ có nghĩa.

Phân loại từ láy

Phân loại thành 2 dạng dựa trên cấu trúc trùng lặp và các bộ phận được lặp:

– Từ láy bộ phận: các tiếng sẽ có sự giống nhau về vần, phụ âm đầu.

+ Từ láy vần: Các vần được láy với nhau

Ví dụ:

  • Tím lịm: láy vần “im”
  • Liêu xiêu: láy vần “iêu”
  • Tào lao: láy vần “ao”

+ Láy âm tiết đầu: âm tiết đầu tiên của hai từ được láy với nhau

Ví dụ:

  • Long lanh: láy âm đầu là “l”
  • Thoang thoảng: láy âm đầu là “th”
  • Mênh mang, mênh mông: láy âm đầu là “m”

– Từ láy toàn bộ: tiếng sẽ được lặp lại toàn bộ, tuy nhiên cũng có sự thay đổi thanh điệu, phụ âm cuối để mang lại sự hài hòa âm thanh khi nói hoặc viết.

Ví dụ:

  • Trăng trắng, long lỏng, đu đủ, mơn mởn, đo đỏ, hồng hồng…: láy toàn bộ có thay đổi thanh sắc cuối để hài hòa hơn.
  • Xa xa, xanh xanh, hồng hồng, rưng rưng…: láy toàn bộ để tạo cảm giác mạnh hơn.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247