Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Thế nào là văn bản nghị luận câu hỏi 528470...

Thế nào là văn bản nghị luận câu hỏi 528470 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Thế nào là văn bản nghị luận

image

Lời giải 1 :

1.-Văn nghị luận là loại văn được viết nhằm xác lập cho người nghe, người đọc một tư tưởng, quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.

-. Đặc điểm của văn nghị luận đó là sử dụng các luận điểmluận cứ và lập luận

2.bố cục của văn nghị luận:

+ Phần Mở bài nêu lên vấn đề sẽ bàn luận

+ Phần Thân bài cụ thể hoá luận điểm lớn bằng các luận điểm nhỏ

+ Phần Kết bài: khẳng định những luận điểm đã trình bày

- yêu cầu cần thiết: Xác định đúng vấn đề nghị luận. + Nội dung triển khai rõ ràng, mạch lạc. + Hệ thống luận điểm, luận cứ logic, làm sáng tỏ vấn đề. + Tùy theo từng dạng đề, từng đối tượng mà có xác định phương pháp triển khai cho phù hợp

Thảo luận

Lời giải 2 :

1. Văn nghị luận mang một màu sắc và giá trị khác nhau ở từng chủ đề, từng tác phẩm nhưng đều phải đảm bảo 3 yêu tố chủ đạo là lập luận, phân tích và phản biện. Đa số chúng ta cũng biết về Văn nghị luận nhưng chưa tìm hiểu sâu sắc về chúng. Bài viết dưới đây xin giới thiệu khái niệm, mục đích và đặc điểm cơ bản của Văn nghị luận. Bên cạnh đó sẽ hướng dẫn học sinh các bước làm bài một số dạng Văn nghị luận chính thường gặp.

2.

- Về bố cục (3 phần) :

      + Mở bài : Nêu vấn đề.

      + Thân bài : Triển khai luận điểm, luận cứ.

      + Kết bài : Khẳng định lại.

   - Về lập luận : sử dụng nhiều phương pháp lập luận khác nhau như quan hệ nhân – quả, tổng - phân – hợp, theo suy luận tương đồng.

      + Lập luận chặt chẽ với mục đích làm sáng rõ luận điểm.

3. 

 * Có 2 dạng gồm nghị luận Xã hội và nghị luận Văn họcNghị luận xã hội về một tư tưởng, đạo lí

Nội dung cần có: Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận. Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận. Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng đạo lí.

Nghị luận Xã hội về một hiện tượng đời sống

Nội dung cần có: Nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng – sai, lợi – hại, chỉ ra nguyên nhân. Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó.

Nghị luận Văn học

Nội dung cần có: Phải đúng hướng, phải trật tự, phải mạch lạc, phải trong sáng, phải sinh động, hấp dẫn, sáng tạo. Những thao tác chính của Văn nghị luận như giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ, so sánh,… Nghị luận Văn học là các vấn đề đưa ra bàn luận liên quan văn học gồm: Tác phẩm, tác giả, thời đại Văn học,…

*Các phép lập luận thường sử dụng trong văn bản nghị luận

Phép phân tích: Phép phân tích là chia sự vật, hiện tượng ra các bộ phận tạo thành nó nhằm tìm ra nhưng điểm, bản chất từng bộ phận và mối quan hệ của từng bộ phận với nhau. Để phân tích nội dung của sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thuyết, so sánh, đối chiếu.

Phép tổng hợp: Tổng hợp là rút ra cái chung từ những điều phân tích, không có phân tích thì không có tổng hợp, nhưng ngược lại có thể có phân tích mà không cần tồng hợp.

Kết hợp phân tích và tổng hợp: Khi kết hợp hai phép lập luận này bài văn sẽ sâu sắc hơn, hai phép này thực chất là đối lập nhưng không tách rời, phân tích và tổng hợp lại vấn đề thì bài văn mới sâu sắc được.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247