Trong cuộc sống, ai cũng biết mẹ là người vĩ đại nhất của đời con. Mái tóc mẹ đã xuất hiện những sợi bạc. Mẹ có làn da bánh mật do làm lụng vất vả ngoài đồng. Khuôn mặt phúc hậu, khi cười để lộ những nếp nhăn của thời gian. Đôi môi nứt nẻ giữa trời đông giá rét, đôi bàn tay chai sần vì hằng ngày mò cua bắt ốc bán kiếm tiền nuôi con ăn học. Còn con, con thật không xứng đáng làm con mẹ phải không ạ ? Con không thể phụ giúp gì cho mẹ cả. Con luôn làm mẹ buồn lòng, khiến mẹ phải rơi nước mắt. Con không thể cho mẹ một cuộc sống an nhàn. Con ko thể phụ giúp được gì cho mẹ cũng không nuôi mẹ được ngày nào. Nhưng mẹ không trách con, không so đo tính toán với con. Mà mẹ vẫn dành cả tuổi thanh xuân để dưỡng dục, dậy bảo con nên người. Vẫn lo cho con từng bữa ăn, giấc ngủ. Mẹ là người phụ nữ tuyệt vời nhất đối với con. Con yêu mẹ nhiều lắm!
Mỗi lần trời trở rét là nội của tôi lại đau. Như những lần còn ở dưới quê, lần này cũng thế, tôi ngồi cạnh vừa kể chuyện vừa bóp chân cho nội. Thỉnh thoảng, nội mở mắt nhìn tôi cười rất hiền từ.
Năm tuổi, từ thành thị tôi về quê sống với nội theo yêu cầu của bố. Bố tôi nói, nội ở quê một mình buồn lắm, không ai trò chuyện lúc rảnh rỗi, cũng tội. Thế là tôi chuyển hẳn về sống ở quê. Căn nhà nhỏ tự dưng có hai bà cháu. Những lúc đi chợ xa, nội gửi tôi sang bên nhà hàng xóm. Tuy là con gái nhưng tính tôi thì nghịch hệt con trai nên mỗi khi tôi tung tăng, chạy nhảy cùng với lũ bạn trong làng về là nội lại phải lôi ngay tôi đi tắm. Tôi ghét tắm thế nên mỗi lần như vậy chẳng khác nào tôi đang hành nội. Những lúc rảnh rang, nội lại kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích. Chuyện cô Tấm hiền lành, Thạch Sanh dũng cảm, chuyện thằng Lý Thông ở ác... Sau mỗi lần như thế, nội lại khuyên tôi: sau này lớn lên cháu phải chăm chỉ, hiền lành, tốt bụng. Có vậy, cháu mới được nhiều người yêu mến.
Những ngày tháng ở quê, nội thường nhờ một anh hàng xóm sang dạy chữ cho tôi. Buổi tối, tôi thường sợ ma, trốn không học bài đi ngủ sớm. Nội kiên nhẫn thắp đèn thức cùng tôi. Nội nói: rèn nét chữ cũng là rèn nết người cháu ạ! Thế là tôi lại cặm cụi ngồi tập viết. Nhưng chính vì thế mà giờ đây tôi phải cảm ơn bà bởi nếu không có những hôm như vậy thì chữ tôi chắc bây giờ xấu lắm. Và quan trọng hơn là nhân cách tôi sẽ ra sao?
Năm ấy, mẹ tôi sinh thêm em bé. Khi em cứng cáp, bố về quê nội. Bố ở lại thăm bà mấy bữa, sửa lại hàng rào, lợp lại ngói cho bà. Tới ngày chuẩn bị lên thành phố, bố bảo tôi lên trên ấy mấy bữa để giúp mẹ tôi chăm sóc em khi bố đi công tác. Tôi không muốn rời xa nội, nhưng nội cứ dỗ dành tôi lên trên ấy với mẹ ít ngày rồi trở lại. Thế là tôi lại về thành phố. Lúc bố đi công tác vừa xong cũng là lúc tôi đến tuổi phải bước chân đến lớp. Ở quê nội trường học rất xa, nội lại già và yếu nên bố quyết định tôi không về quê nữa. Tôi sẽ ở lại và học ở đây. Tôi đành chấp nhận. Tôi yêu nội lắm, hình ảnh nội luôn hiện lên trong tâm trí của tôi - một người bà hiền từ, nhân hậu. Suốt những năm xa nội tôi luôn tự hỏi: không biết nội có thay đổi nhiều không? Tôi muốn đặt cho nội hàng loạt câu hỏi để nói lên niềm khao khát được về thăm nội của tôi.
Tôi học ở thành phố đến năm lớp bảy thì bố đón hẳn nội ra sống với nhà tôi. Ngày đón nội, tôi theo bố mãi ra ga. Tôi vui mừng lắm. Tôi cứ mơ màng hình dung về nội. Nhưng khi nội bước ra khỏi toa tàu, tôi không thể cầm được hai dòng nước mắt. Nội đã già hơn rất nhiều so với sự tưởng tượng của tôi. Lưng nội đã còng rạp xuống, da mặt nhăn nheo, duy chỉ có ánh mắt và nụ cười của nội là không thay đổi. Nó vẫn gợi sự hiền từ và nhân hậu như xưa.
Những ngày sau đó, tôi không giấu nổi sự vui mừng vì được sống trong vòng tay thương yêu của nội. Nhưng nội thì có vẻ khó khăn để làm quen với cuộc sống mà tôi biết là nội không hoàn toàn mong muốn. Bố cũng như tôi rất hiểu điều này nên thường xuyên an ủi nội. Lâu dần, nội đã quen và sống vui hơn.
Giờ đây, tôi thực sự vô cùng hạnh phúc vì không phải xa nội nữa. Nội ơi! Giờ con đã lớn, con đã học Trung học phổ thông. Con đã dần hiểu được những lời dạy của nội khi xưa về việc rèn giũa nết người. Con sẽ làm cho nội vui trong suốt quãng đời từ đây của nội. Mong sao những việc làm của con sẽ làm vơi đi những nhọc nhằn của nội khi xưa. đó
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247