Trong bài thơ "Ngắm trăng", sự vượt ngục được thể hiện ở việc người tù Cách mạng đã quên đi điều kiện khó khăn trong tù để thưởng thức trăng. Hồ Chí Minh là một tù nhân đang bị đày đọa với điều kiện cuộc sống khó khăn, thiếu thốn. Nhưng trong tù không có rượu, có hoa, người tù Cách mạng vẫn say sưa ngắm trăng vì tình yêu với trăng đã đánh thức tâm hồn người nghệ sĩ. Tâm hồn Hồ Chí Minh ung dung, tự do, vẫn rung động mãnh liệt trước cảnh trăng đẹp dù đang là thân tù. Sự vượt ngục còn được thể hiện cao độ ở sự giao hòa đặc biệt giữa người tù nghệ sĩ với vầng trăng. Câu thơ làm hiện lên hình ảnh người ở trong tù, trăng ở ngoài trời và song sắt nhà tù chắn ở giữa. Người đã thả hồn vượt ra ngoài song sắt để ngắm trăng, giao hòa với trăng (khán minh nguyệt: ngắm trăng sáng). Còn vầng trăng cũng vượt qua song sắt kia để giao hòa với người (khán thi gia: ngắm nhà thơ). Cả người và trăng đều giao hòa vào nhau. Tóm lại, bài thơ cho thấy một cuộc vượt ngục với một sức mạnh tinh thần to lớn của người tù Cách mạng. Nhà tù, song sắt - thế giới của chiến tranh, hiện thực tàn bạo đã trở nên vô nghĩa trước vầng trăng - thế giới của tự do, của cái đẹp. Đằng sau những vần thơ của Bác là một tinh thần thép, sự tự do tự tại, phong thái ung dung vượt lên mọi hoàn cảnh.
Chúc em học tốt!
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247