Trang chủ Tiếng Việt Lớp 4 Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: TIẾNG...

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa

Câu hỏi :

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi: TIẾNG HÁT BUỔI SỚM MAI Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật. Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn. Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không. Gió ngạc nhiên: - Ơ, chính tôi hát đấy chứ ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát. Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời: - Bạn nhầm rồi ! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi. Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gác rừng ôn tồn giải thích : - Mỗi buổi sáng sớm, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài đều có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ. (Theo Truyện nước ngoài) Khoanh tròn vào chữ cái (A, B, C, D) đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1. Mặt trời tỏa những tia nắng như thế nào ? A. lấp lánh B. chói chang C. dịu dàng D. ấm áp Câu 2. Hoa hỏi gió và sương : A. Gió và sương có thích tiếng hát của hoa không ? B. Gió và sương có thích bài hát của hoa không ? C. Gió và sương hát hay hoa hát đấy ? D. Gió và sương có thích hát cùng hoa không ? Câu 3. Gió và sương trả lời hoa là: A. Ơ, đó là bạn hát à ? B. Bài hát đó không hay bằng bài hát của gió và sương. C. Gió và sương không thích bài hát đó. D. Đó là gió và sương hát đấy chứ. Câu 4. Em hiểu như thế nào về câu trả lời của bác gác rừng ? ……………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………….. Câu 5. Em đã bao giờ tranh cãi với các bạn về một vấn đề nào đó chưa ? Và em đã tranh cãi với thái độ như thế nào để phần thắng thuộc về em ? ………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………. Câu 6. Câu thành ngữ, tục ngữ nói lên sự đoàn kết là : A. Thương người như thể thương thân. B. Cây ngay không sợ chết đứng. C. Trâu buộc ghét trâu ăn. D. Chung lưng đấu sức. Câu 7. Tìm và ghi lại các từ láy trong câu sau: Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao. Từ láy là: ………………………………………………………………………. Câu 8. Từ “Mặt trời” trong câu: “Mặt trời bắt đầu sưởi ấm vạn vật, muôn loài đều hân hoan hát ca.” là : A. Danh từ. B. Tính từ. C. Động từ D. Số từ Câu 9. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật đúng hay sai: Gió ngạc nhiên : - Ơ, chính tôi hát đấy chứ ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát. A. Đúng. B. Sai Câu 10. Em hãy đặt một câu có sử dụng dấu hai chấm. …………………………………………………………………………………..

Lời giải 1 :

Câu 1. Mặt trời tỏa những tia nắng như thế nào ?

A. lấp lánh

B. chói chang

C. dịu dàng

D. ấm áp

Câu 2. Hoa hỏi gió và sương :

A. Gió và sương có thích tiếng hát của hoa không ?

B. Gió và sương có thích bài hát của hoa không ?

C. Gió và sương hát hay hoa hát đấy ?

D. Gió và sương có thích hát cùng hoa không ?

Câu 3. Gió và sương trả lời hoa là:

A. Ơ, đó là bạn hát à ?

B. Bài hát đó không hay bằng bài hát của gió và sương.

C. Gió và sương không thích bài hát đó.

D. Đó là gió và sương hát đấy chứ.

Câu 4. Em hiểu như thế nào về câu trả lời của bác gác rừng ?

Em hiểu được:

Chúng ta phải biết lắng nghe nhau và nhường nhịn nha.

Câu 5. Em đã bao giờ tranh cãi với các bạn về một vấn đề nào đó chưa ? Và em đã tranh cãi với thái độ như thế nào để phần thắng thuộc về em ?

Phần này thì bạn tự trả lời theo cảm nghĩ của bạn nha

Câu 6. Câu thành ngữ, tục ngữ nói lên sự đoàn kết là :

A. Thương người như thể thương thân.

B. Cây ngay không sợ chết đứng.

C. Trâu buộc ghét trâu ăn.

D. Chung lưng đấu sức.

Câu 7. Tìm và ghi lại các từ láy trong câu sau: "Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao. "

Từ láy là: đung đưa, lao xao.

Câu 9. Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau là lời nói của nhân vật đúng hay sai: Gió ngạc nhiên :

- Ơ, chính tôi hát đấy chứ ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành những tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.

A. Đúng.                   B. Sai

Câu 10. Em hãy đặt một câu có sử dụng dấu hai chấm.

Sáng nay mẹ bảo em:

Trưa nay, mẹ sẽ về muộn nhé.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1. C. Nhẹ nhàng.

Câu 2. B. Gió và sương có thích bài hát của hoa không.

Câu 3. D. Đó là gió và sương hát đấy chứ.

Câu 4. Em hiểu: Chúng ta 

- Phải biết lắng nghe nhau.

- Phải nhường nhịn nhau.

Câu 6. D. Chung lưng đấu sức.

Câu 7. đung đưa, lao xao

Câu 8: 

Câu 8. A, Danh từ

Câu 9. A. Đúng

 

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247