Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 B. Bài “Chiếu dời đô” Trong bài “ Chiếu dời...

B. Bài “Chiếu dời đô” Trong bài “ Chiếu dời đô ” Lí Công Uẩn viết : “ Huống chi thành Thành Đại La , kinh đô cũ của Cao Vương : ở nơi trung tâm trời đất ;

Câu hỏi :

B. Bài “Chiếu dời đô” Trong bài “ Chiếu dời đô ” Lí Công Uẩn viết : “ Huống chi thành Thành Đại La , kinh đô cũ của Cao Vương : ở nơi trung tâm trời đất ; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi . Đã đúng ngôi nam bắc đông tây ; lại tiện hướng nhìn sống dựa núi . Địa thế rộng mà bằng ; đất đai cao mà thoáng . Dân cư khỏi cảnh khốn khổ ngập lụt ; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta , chỉ nơi này là thắng địa Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương ; cũng là nơi kinh đô bạc nhất của đế vương muôn đời . Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở . Các khanh nghĩ thế nào ?” ( Ngữ văn 8 , tập hai , NXB Giáo dục – 2005 , trang 48,49 ) 1. Thể loại của văn bản trên là gì ? Nêu ngắn gọn hiểu biết của em về thể loại đó . 2. Tại sao kết thúc bài chiếu , vua Lí Công Uẩn không ban bố mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi : “ Các khanh nghĩ thế nào ?”. Theo em, cách kết thúc ấy có tác dụng gì ? 3. Qua đoạn trích trên, em hãy viết một đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu lý giải lý do khiến vua Lí Công Uẩn dời đô về thành Đại La. Trong đoạn có sử dụng một câu cảm thán (gạch chân, chú thích)

Lời giải 1 :

1.Chiếu. Chiếu là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh. Chiếu có thể viết bằng văn vần, văn biền ngẫu hoặc văn xuôi; được công bố và đón nhận một cách trang trọng. Một số bài chiếu thể hiện tư tưởng chính trị lớn lao, có ảnh hưởng đến vận mệnh của cả triều đại, đất nước.

2.Kết thúc Chiếu dời đô, Lí Công Uẩn không ra mệnh lệnh mà lại đặt câu hỏi: "Các khanh nghĩ thế nào ?". Cách kết thúc mang tính chất đối thoại, trao đổi đã tạo sự đồng cảm giữa vua với các quan và thần dân. Việc dời đô đâu chỉ là ý nguyện riêng của Lí Công uẩn mà còn phù hợp với nguyện vọng chung của mọi người, ở Chiếu dời đô, bên cạnh tính chất mệnh lệnh còn là tính chất tâm tình. Vì vậy, Chiếu dời đô có sức mạnh thuyết phục người nghe bằng cả lí trí và tình cảm.


Thảo luận

Lời giải 2 :

1,

Đoạn văn trên thuộc thể loại chiếu.

Đặc điểm của chiếu: Chiếu là một loại văn bản do vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho thần dân biết vể một chủ trương lớn, chính sách lớn của nhà vua và triều đình. Chiếu có ngôn từ trang trọng, trang nghiêm, được viết bằng thể văn xuôi cổ, thường có đối và có vần (văn biền ngẫu).

2, Cách kết thúc mang tính chất mệnh lệnh nghiêm khắc, độc thoại trở thành đối thoại, có phần dân chủ, cởi mở, tạo ra sự đồng cảm ở mức độ nhất định giữa vua và dân và bầy tụi. Việc dời đô đâu chỉ là ý nguyện riêng của Lí Công uẩn mà còn phù hợp với nguyện vọng chung của mọi người, ở Chiếu dời đô, bên cạnh tính chất mệnh lệnh còn là tính chất tâm tình. Vì vậy, Chiếu dời đô có sức mạnh thuyết phục người nghe bằng cả lí trí và tình cảm.

3,

Trong "Chiếu dời đô", qua lập luận của Lý Công Uẩn có thể  khẳng định " Đại La là tắng địa,xứng đáng  là kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời" bởi lợi thế của nó. Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước, nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của dân tộc.  Mở đầu bài chiếu , nhà vua giải thích tại sao lại dời đô  bằng 1 lí lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo , cùng với dẫn chức thiết thực , nhà vua đã khẳng định : việc dời đô ko phải là hành động , là ý chí của 1 người mà là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử. Và Đại La chính là nơi thỏa mãn tất cả các yếu tố cấu thành một kinh đô quyết định vận mệnh của đất nước.  Đầu tiên, ông lật lại sử cũ, Đại La vốn là kinh đô của Cao Vương, một viên quan nhà Đường, giữ chức Đô hộ sứ ở Giao Châu (nước ta thời xưa) từ năm 864 đến năm 875. Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi”. Nơi đây không phải là miền Hoa Lư chật hẹp , núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng , đất đai cao mà thoáng” . Như vậy , đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt , muôn vật rất mực phong phú tốt tươi". Xét về văn hóa, chính trị thì là nơi “chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước”, là đầu mối giao thông, huyết mạch cho cả nước. Thật đúng là nơi hội tụ linh khí của trời đất!

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247