Sự vật và con người, nhìn bề ngoài có vẻ rất khác xa nhau nhưng thật chất thì cảm xúc bên trong của mỗi người so với tính chất của sự vật cũng như nhau mà thôi. Cảm xúc hay tính chất nhất định sẽ không thay đổi được nhưng nếu ta biết cách khiến những sự vật và con người cứng nhắc trở thành những món mới lạ hay là những cảm giác tuyệt vời thì đó lại là điều hay.
Tính chất của từng vật đều khác nhau, không có tính chất của vật nào giống với vật nào cả. Con người cũng vậy, cảm xúc của mỗi người là riêng biệt, chúng ta vẫn sẽ có cảm xúc chung nhưng chỉ chung một phần nào đó. Ví dụ như hai người đang buồn, một người buồn vì tình và một người buồn vì công việc, rõ ràng họ đều buồn, nhưng lý do họ buồn khác nhau và tần độ cảm xúc của từng người cũng khác nhau và nếu nước thêm nước vẫn là nước thì khi chúng ta tức giận nếu một người nào đó càng cố chọc vào thì chúng ta chỉ càng giận thêm. Đó chính là sự liên kết giữa chính con người và sự vật, sự liên kết vừa thực tế và tinh tế. Nếu năm vị đặc trưng của từng vật là chua, ngọt, cay, nhạt, mặn thì cảm xúc con người cũng thế: vui, buồn, giận, ngạc nhiên và sợ hãi. Mỗi vị chính sẽ có những vị phụ như mặn nhẹ, hơi chua hay chỉ đơn giản là vị không ngọt quá gắt, từng vị chính sẽ phân chia ra thành nhiều vị phụ. Cũng như con người, chúng ta có thể vui bất chợt cũng có thể là vui đến đỗi nhảy lên nhưng nói đơn giản lại, cảm xúc chính của chúng ta là đang thật sự vui. Mỗi vật đều có một vị riêng mà mỗi khi nhắc tên chúng ta sẽ nghĩ ngay đến và con người cũng thế. Một món ăn cũng có thể vừa chua vừa cay, vị chua của chanh - vị cay của ớt, rất đa dạng về cách phối các vị lại với nhau. Và cũng như cảm xúc con người, chúng ta có thể vừa vui và vừa buồn, vui có thể vì ta đã đạt được mục đích mình mong muốn, buồn cũng có thể là vì khi chúng ta nhìn lại về phía sau, ta đã bỏ quá nhiều và giờ đang hối tiếc về nó. Năm vị hòa lẫn vào nhau tạo nên hàng ngàn vị khác nhau. Cảm xúc con người cũng y như vậy đấy, nếu như hòa lẫn nỗi buồn kèm theo sự sợ hãi thì chắc chắn đó là một cảm xúc trống rỗng, như đang rơi vào hố sâu không cách nào với lên được. Cảm xúc của con người cũng sẽ trở nên hỗn độn vô cùng khi chẳng biết bản thân đang nghĩ gì, làm gì và cũng chính bản thân chúng ta cũng chẳng biết ta đang có cảm giác như thế nào, buồn vui lẫn lộn nhưng lại giày vò tâm trí họ. Đôi lúc các món ăn hay các chất cũng sẽ như thế, nó sẽ trở nên hỗn tạp và thành một vị duy nhất là vị đắng - cái vị mà ai cũng ghét, ghét như cách chúng ta ghét cái cảm xúc không biết đi về đâu của ta vậy. Đúng vậy, cảm xúc của con người đôi lúc sẽ bị lỗi, giống như cái cách chúng ta làm hỏng món ăn vậy, thật sự rất tồi tệ. Nhưng khi ngày mai lại, cảm xúc ta lại trở về trạng thái ban đầu nếu ta biết cách kiềm chế và suy nghĩ một cách đúng đắn, lạc quan. Món ăn hay mọi chất cũng vậy, nếu ta biết điều chỉnh lượng ngọt mặn phù hợp thì nó sẽ lại trở thành một món ăn ngon như thường lệ. Quan trọng là chính bản thân chúng ta có chịu hồi phục lại không hay chỉ vùi đầu vào đống deadline và bi quan cho cuộc đời mình đến thế thì sẽ mãi mãi không bao giờ leo lên được vực thẳm cảm xúc. Cảm xúc của con người thật sự quan trọng, nó sẽ khiến ta từ bỏ tất cả cũng sẽ khiến ta chiến thắng mọi cuộc đua. Thành công hay thất bại đều do bản thân ta tạo ra nhờ cả vào nỗ lực nhưng cảm xúc cũng quan trọng không kém. Món ăn có ngon hay không, tính chất của vật có như ta mong muốn hay không đều nằm vào cả thảy vào tay của các hương vị có được hài hòa với nhau không ?
Cảm xúc của con người luôn làm chủ mọi việc. Đúng hay sai ? Thắng hay bại ? Quả thật sau tất cả đều do cảm xúc quyết định. Chọn con tim hay nghe lí trí ? Dù lí trí có được chọn thì việc làm đó cũng chẳng khiến ta thoải mái, chỉ khiến ta đau khổ và khó chịu trong lòng. Dù lí trí có thắng cũng sẽ chuyển thành bại. Vì thế ta càng không thể phủ nhận việc cảm xúc quan trọng đến con người biết nhường nào.
Gửi cậu bài,
Cậu có thể cho mình 5s+cảm ơn+câu trả lời hay nhất được không ạ ?
Cảm ơn cậu rất nhiều, chúc cậu học tốt !
/bài văn 893 chữ nha cậu!/
@Ping0503
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247