Sự ra đời của Lịch pháp và Thiên văn học
- Sáng tạo ra lịch, gọi là nông lịch. Một năm có 365 ngày được chia thành 12 tháng.
- Biết tính chu kì thời gian bằng năm, tháng, tuần, ngày và mùa gồm mùa mưa, mùa khô, mùa gieo trồng đất bãi.
- Biết đo thời gian bằng ánh sáng mặt trời và tính được mỗi ngày có 24 giờ.
* Chữ viết
- Cư dân phương Đông là người đầu tiên phát minh ra chữ viết (vào khoảng thiên niên kỉ IV TCN): Ban đầu là chữ tượng hình, sau đó là chữ tượng ý.
- Nguyên liệu được dùng để viết: người Ai Cập là giấy làm bằng vỏ cây papirút. Người Su-me ở Lưỡng Hà dùng một loại cây sậy vót nhọn làm bút viết lên trên những tấm đất sét còn ướt rồi đem phơi nắng hoặc nung khô. Người Trung Quốc lúc đầu khắc chữ trên xương thú hoặc mai rùa, về sau họ đã biết kết hợp một số nét thành chữ và viết trên thẻ tre hay trên lụa.
* Toán học
- Lúc đầu, biết viết chữ số từ 1 đến 1 triệu bằng những kí hiệu đơn giản.
- Người Ai Cập cổ đại rất giỏi về hình học. Họ tính được số Pi bằng 3,16; tính được diện tích hình tròn, hình tam giác, thể tích hình cầu v.v...
- Người Lưỡng Hà giỏi về số học. Họ có thể làm các phép cộng, trừ, nhân, chia cho tới một triệu.
- Chữ số mà ta dùng ngày nay, quen gọi là chữ số A-rập, kể cả số 0, là thành tựu lớn do người Ấn Độ tạo nên.
* Kiến trúc
- Trong nền văn minh cổ đại phương Đông, nghệ thuật kiến trúc phát triển rất phong phú.
- Nhiều di tích kiến trúc cách đây hàng nghìn năm vẫn còn lưu lại như Kim tự tháp ở Ai Cập, những khu đền tháp ở Ấn Độ, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,...
Chữ viết:
- Chữ viết đầu tiên của người Ấn Độ được sáng tạo từ thời kỳ văn minh sông Ấn.Ở Harappa và Mohenjo Dajo, các nhà khảo cổ đã phát hiện ra 3000 con dấu bằng đất nung trong các di chỉ khảo cổ.
- Đến khoảng TK V TCN, ở Ai Cập xuất hiện chữ Khairoxiti, sau đó là chữ Brahmi được sử dụng rộng rãi.
Văn học:
- Ấn Độ có một nền văn học phát triển rực rỡ với nhiều thể loại như: kinh, sử thi, thư, kịch,..
- Các bộ kinh tôn giáo: Vê-đa; Kinh Upanishad; Kinh Tam Tạng
- Sử thi: Mahablarata; Ramayana
Kiến trúc và điêu khắc: Người Ai Cập cổ đại xây dựng rất nhiều đền, đài, cung điện, nhưng nổi bật nhất phải kể đến các kim tự tháp hùng vĩ, vĩnh cửu. Ngoài ra, còn có nhiều các công trình điêu khắc như tượng Nhân sư (Sphinx),... Kiến trúc Ấn Độ đạt được nhiều thành tựu to lớn và có nhiều ảnh hưởng đến các nước trên thế giới, nhất là các nước Đông Nam Á. Các đền tháp được điêu khắc những họa tiết trang trí cực kỳ công phu như trên tường, mái , cột, trụ hay trên nền nhà. Tháp và đền đài hòa quyện một ngôn ngữ tượng trưng dựa trên những thể hiện bằng hình ảnh các khái niệm triết học quan trọng: Chakra-bánh xe luân hồi;Padma-hoa sen là sự hiện thân của sự sáng tạo;Ananta-tượng trưng cho nước,mang lại nguồn sống;...
Toán: Người Ấn Độ cổ đại chính là chủ nhân của chữ số A - rập. các nhà toán học thời kỳ này đã biết tới số nguyên tố, số vô tỷ, tính căn bậc hai chính xác đến năm chữ số thập phân,...
Thiên văn học: từ thời Veda, những quan niệm về vũ trụ của người Ấn Độ đã hình thành. Ngoài mặt trời và mặt trăng người Ấn Độ còn biết được năm hành tinh khác: thủy tinh, hỏa tinh, mộc tinh, kim tinh, thổ tinh.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247