Phần mở đầu: Người chinh phụ nhớ lại cảnh người chinh phu lên đường. Trong con mắt của người vợ, hình ảnh của người chồng thật hào hùng, đẹp đẽ. Bởi theo suy nghĩ của nàng lúc đó thì việc chàng ra trận là bổn phận thiêng liêng và hứa hẹn ngày lập công chiến thắng cùng với vinh hoa, phú quý. Nhưng vì nhớ thương da diết nên trong tâm trạng nàng, bên cạnh niềm kiêu hãnh, tự hào là nỗi sầu oán: “Sầu lên ngọn ải, oán ra cửa phòng”.
Phần trung tâm của khúc ngâm là cuộc sống “Thiếp trong cánh cửa chàng ngoài chân mây”. Đến đây yếu tố tình cảm trở thành động lực chi phối cái nhìn chiến tranh của chinh phụ.
Nàng tưởng tượng ra cảnh chiến trường và cuộc sống của chinh phu ở chiến trường. Thay vì những chiến công, ở đây chỉ thấy những cuộc hành quân, những trận đánh liên miên với bao nhiêu khó khăn nguy hiểm. Chiến trường đồng nghĩa với “tử địa” (đất chết) đâu đâu cũng thê lương, ảm đạm. Còn những người chinh phu thì luôn phải đối diện với cái chết, bộ mặt lúc nào cũng mệt mỏi bi quan. Từ những gì đã phơi bày, người chinh phụ đặt câu hỏi:
Trên trướng gấm thấu chăng hay nhẽ,
Mặt chinh phu ai vẽ cho nên?
Lời chất vấn là thái độ oán trách nhằm vào chính quyền phong kiến đã gây ra chiến tranh nhưng lại không chút bận tâm đến số phận của người ra trận.
Cuộc sống đau khổ mà chinh phụ tự bộc lộ chủ yếu tập trung ở bi kịch nội tâm cô quạnh. Trạng thái biểu hiện của nội tâm đó thật nhiều vẻ: luyến tiếc, nhớ nhung, hi vọng, oán trách, ngóng đợi, lo lắng,... tất cả đều nhuốm màu bi thương, kết thành khối sầu muộn chất đầy, ngưng đọng. Ý thức được nỗi khổ đau, chinh phụ từ chỗ đồng tình với việc chồng ra trận, đã hối hận, nhận ra sai lầm của mình:
Lúc ngoảnh lại ngắm màu dương liễu,
Thà khuyên chàng đừng chịu tước phong.
Phần kết: Chinh phụ mơ tưởng ngày chồng chiến thắng trở về, lập nên công trạng, vợ con được chung hưởng hiển vinh. Đây là hạn chế nhưng cũng là tâm lí phổ biến. Có giấc mơ nào không vươn đến điều tốt đẹp có tính lí tưởng. Đáng nói là trong cuộc sum họp đó âm hưởng tha thiết nhất đã ngân lên từ những cử chỉ âu yếm vợ chồng. Vì vậy ý nguyện sau chót được khắc sâu: “Giữ gìn nhau vui thuở thái bình” và hoàn toàn nhất quán với cái nhìn thay đổi về chiến tranh như đã nói trên.
Đoạn trích kể về tình cảnh người chinh phụ nhớ chồng ngày ngày ra vào trông ngóng không yên, đêm năm canh thao thức, đốt hương, soi gương, gảy đàn đều không nguôi vơi được nỗi nhớ. Muốn gửi tấm tình nhớ thương cho chồng mà cũng đành bất lực.
Giá trị nội dung
+ Là tiếng nói oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa.
+ Thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAP247