Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 Câu 1 : Thế nào là câu chủ động, câu...

Câu 1 : Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Câu 2 : Làm bài tập 2, SGK trang 65 Tiếng Việt 7 tập 2 40 điểm cho 2 câu nhé - câu hỏi 545770

Câu hỏi :

Câu 1 : Thế nào là câu chủ động, câu bị động? Câu 2 : Làm bài tập 2, SGK trang 65 Tiếng Việt 7 tập 2 40 điểm cho 2 câu nhé

Lời giải 1 :

Câu 1:

– Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực hiện một hoạt động hướng vào người, vật khác (chỉ chủ thể của hoạt động).

Ví dụ: Tuần trước, những người công nhân đã xây dựng xong cây cầu này.

Trong đó:

+ Chủ ngữ: Những người công nhân. Đây là chủ ngữ chỉ người thực hiện hành động.

+ Vị ngữ: Đã xây dựng xong. Đây là vị ngữ chỉ hoạt động của chủ ngữ hưống vào đối tượng khác.

+ Phần phụ: Cây cầu này. Đây là thành phần phụ chỉ đối tượng hướng tới của hành động thể hiện ở chủ ngữ.

– Câu bị động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật được hoạt động của người, vật khác hướng vào (chỉ đối tượng của hoạt động).

Ví dụ: Tuần trước, cây cầu này đã được xây dựng xong bởi những người công nhân.

Trong đó:

+ Chủ ngữ: Cây cầu này. Đây là chủ ngữ chỉ vật được hoạt động của người khác hướng vào (những người công nhân).

+ Vị ngữ: Đã được xây dựng xong.

+ Phần phụ: Những người công nhân.

Câu chủ động và câu bị động là hai kiểu câu có quan hệ mật thiết với nhau. Chỉ khi nào trong câu chủ động mà vị ngữ là động từ đòi hỏi phải có phụ ngữ đi kèm để câu được trọn nghĩa thì câu đó mới có câu bị động tương ứng.

Câu 2:

Chuyển đổi mỗi câu chủ động cho dưới đây thành hai câu bị động – một câu dùng từ được, một câu dùng từ bị. Cho biết sắc thái nghĩa của câu dùng từ được với câu dùng từ bị có gì khác nhau.

a) Thầy giáo phê bình em.

b) Người ta đã phá ngôi nhà ấy đi.

c) Trào lưu đô thị hoá đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn.

Thảo luận

-- câu 2 đề bảo viết đoạn văn mà

Lời giải 2 :

Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người, vật thực thực hiện một hoạt động nào đó hướng vào người, vật khác 

Câu bị động là câu mà trong đó chủ từ, sự vật,sự việc bị tác động lên bởi một yếu tố khác : người, sự vật, sự việc

câu 2 :

văn học từ xưa đến nay đc xem là tinh túy của dân tộc ta, nó chứa một lượng kiến thức khổng lồ không tài nào đo đếm đc, nó làm cho ta có thêm nhiều hiểu biết thêm, nó làm cho suy nghĩ của ta trở nên thông thái , văn học đưa ta đến đc miền đất hứa  Thật thú vị biết bao khi đôi tay ta lướt trên những trang sách rộng mở đầy màu sắc ấy. Văn học là cảm hứng, là những gì ta cần cho cuộc sống.

( mình gạch chân câu bị động đó )

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247