Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Tìm và phân tích ẩn dụ và hoán dụ trong...

Tìm và phân tích ẩn dụ và hoán dụ trong các câu thơ sau: a. Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất

Câu hỏi :

Tìm và phân tích ẩn dụ và hoán dụ trong các câu thơ sau: a. Khăn thương nhớ ai Khăn rơi xuống đất Khăn thương nhớ ai Khăn vắt lên vai b. Bàn tay ta làm lên tất cả Có sức người sỏi đá cũng thành cơm (Hoàng Trung Thông) c. Thác bao nhiêu thác cũng qua Thênh thang là chiếc thuyền ta trên đời (Nguyễn Du) d. Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào? (Nguyễn Bính) e. Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà Miền Nam mong Bác nỗi mong cha. ( Bác ơi – Tố Hữu). Bài 2 : “Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” (1) Có thể thay bằng : “Chàng ơi có nhớ thiếp chăng Thiếp thì một dạ khăng khăng đợi chàng” (2) Được không ? Vì sao ? Bài 3: Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh trong các câu sau: a. Ba là cây nến vàng Mẹ là cây nến xanh Con là cây nến hồng Ba ngọn nến lung linh Thắp sáng một gia đình. ( Lời bài hát Ba ngọn nến lung linh – Ngọc Lễ). b. Thân em như củ ấu gai. Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen (Ca dao) Ai ơi nếm thử mà xem Nếm ra mới biết rằng em ngọt bùi. c. Em như con hạc đầu đình Muốn bay không nhấc nổi mình mà bay. (Ca dao) Bài 4: Chỉ ra biện pháp tu từ nhân hóa trong các câu sau: a. Dòng sông mới điệu làm sao Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha ( Dòng sông mặc áo – Nguyễn Trọng Tạo). b.-Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. -Tiếng nước thác nghe như là oán trách gì, rồi lại như là van xin, rồi lại như là khiêu khích, giọng gằn mà chế nhạo. ( Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân).

Lời giải 1 :

Bài 1:

a.Hoán dụ:

- Hình ảnh " khăn" để chỉ nhân vật trữ tình là cô gái.

⇒ Cô gái thương nhớ người nhưng tình cảm ấy lại được gán cho sự vật là "khăn". 

b.

Bàn tay- con người lao động - lấy bộ phận con người để chỉ toàn thể con ngư­ời, đây là hoán dụ

sỏi đá- đất xấu, bạc màu, đất đồi núi.- thiên nhiên khắc nghiệt.

cơm- lư­ơng thực, cái ăn, cái phục vụ con người, thành quả lao động- Ca ngợi lao động, sức sáng tạo kì diệu của con ngư­ời trước thiên nhiên khắc nghiệt, đây là ẩn dụ

⇒ Tác dụng: Đặc trưng khéo léo của bàn tay, công cụ kỳ diệu của lao động, làm chúng ta liên tưởng đến sức sáng tạo phi thường của sức lao động, điều mà người nói nhận thức như là một quy luật muốn khẳng định, muốn khắc hoạ trước mọi người.

c. Câu thơ có hai hình ảnh ẩn dụ:

Thác - chỉ những khó khăn vất vả, những thử thách. Chiếc thuyền - chỉ con đường cách mạng, chỉ con đường của cả nước non mình.

⇒ Nói lên sức sống và sức vươn lên mãnh liệt của cả dân tộc chúng ta.

d. Trong câu thơ này, hai hình ảnh thôn Đoài, thôn Đông là hai hình ảnh hoán dụ dùng để chỉ "người thôn Đoài" và "người thôn Đông". 

e. Hoán dụ ( miền Nam- nhân dân miền Nam)

⇒  Thể hiện tình cảm, nỗi nhớ sâu đậm của người dân miền Nam với Bác và ngược lại.

Bài 2:

Trong cả hai câu (1) và (2) có sự tương đồng - giống nhau :

- Thuyền - chàng: không cố định , dễ thay đổi

- Bến - thiếp        : cố định , không thay đổi

⇒ Thể hiện tâm trạng của những của con người.

Bài 3:

a. So sánh ba, mẹ, con với nến vàng, nến xanh, nến hồng

b. So sánh thân em với củ ấu gai

c. So sánh em với con hạc đầu đình

Bài 4:

a. Nhân hóa nắng với hành động mặc áo

b. Nhân hóa cây gạo với những tâm tư, tình cảm của con người.

c. Nhân hóa tiếng nước thác với những sự oán trách, van xin, khiêu khích,..

Thảo luận

-- h nhìn lại ms thấy bao nhiêu bài

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Copyright © 2021 HOCTAP247